Cảnh giác bệnh do virus truyền từ động vật sang người

Thứ ba - 12/03/2024 14:02
Đại dịch Covid-19 đã qua đi và để lại cho chúng ta bài học quý báu. Tuy vậy những loại bệnh do virus truyền từ động vật sang người vẫn còn hiện diện nên mọi người cần đề cao cảnh giác, nhất là trong bối cảnh khí hậu biến đổi khó lường như hiện nay.
bs nguyen thi bich thuy
BSCKI. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY
Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

I. Nhóm bệnh do virus truyền từ động vật sang người

  1. 1. Coronavirus mới (COVID-19)

Trong khi phân tích di truyền của virus cho thấy, SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có nguồn gốc từ dơi. Ngoài ra còn có giả thuyết suy đoán, tê tê hay rắn bán ở chợ có thể là động vật trung gian truyền virus từ dơi sang người.

Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào chủng và đối tượng bị nhiễm. Từ nhẹ như đau họng, đau đầu, tiêu chảy và phát ban trên da đến các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như mất vị giác hoặc khứu giác, đau ngực dai dẳng, rối loạn giấc ngủ và biến chứng thần kinh... Vì việc nghiên cứu về nguồn gốc bệnh mất nhiều thời gian, nên hiện tại khoa học chưa biết chính xác virus bắt đầu lây nhiễm sang người như thế nào.

  1. 2. HIV và AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) ảnh hưởng đến sức khỏe toàn cầu kể từ khi các nhà khoa học xác định lần đầu thập niên 80 ở thế kỷ trước. Vào cuối năm 2019, WHO ước tính có 38 triệu người trên toàn cầu đang sống chung với HIV. Virus nhắm mục tiêu vào hệ thống miễn dịch và làm suy yếu khả năng phòng thủ của cơ thể chúng ta chống lại nhiễm trùng. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là giai đoạn cuối của nhiễm HIV và liên quan đến việc phát triển một số bệnh ung thư. HIV là một loại lentivirus, một chi của retrovirus gây bệnh mãn tính và nguy hiểm đặc trưng với thời gian ủ bệnh dài, trong con người và các loài động vật có vú khác.

Qua nghiên cứu, khoa học phát hiện thấy các chủng HIV có liên quan mật thiết với một chủng được tìm thấy ở tinh tinh và một chủng được tìm thấy trong khỉ xồm bồ hóng (sooty mangabey). Giả thuyết phổ biến nhất chủng SIV lây nhiễm HIV ở người là do những người thợ săn đã nhiễm virus từ việc ăn thịt tinh tinh hoặc khỉ dưới dạng “thịt bụi” hoặc bị nhiễm máu vết thương. SIV, một khi có trong cơ thể con người sẽ thích nghi, phát triển thành HIV. Các phác đồ điều trị có thể ngăn chặn HIV và cho phép hệ thống miễn dịch của người bị nhiễm phục hồi để chống lại nhiễm trùng như liệu pháp điều trị ARV suốt đời hiện đang sử dụng có thể giúp ngăn chặn sự lây truyền của virus nguy hiểm này.

3. Bệnh do virus Ebola (EVD)

Bệnh do virus Ebola (Ebola virus disease hay EVD), trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola. Theo nghiên cứu động vật hoang dã có thể truyền EVD cho người thông qua tiếp xúc với chất dịch cơ thể của động vật bị nhiễm bệnh, đặc biệt là những động vật bị bệnh hoặc đã chết. Động vật có thể lây nhiễm sang người bao gồm nhím, linh dương, dơi ăn quả thuộc họ Pteropodidae, khỉ, tinh tinh và khỉ đột.

Tiếp xúc trực tiếp với những thứ sau đây có thể dẫn đến nhiễm trùng như máu hoặc dịch cơ thể của người bị bệnh hoặc đã chết vì EVD; các đồ vật bị ô nhiễm với dịch cơ thể bị nhiễm EVD. Triệu chứng điển hình như đau đầu, mệt mỏi, sốt, đau cơ và đau họng hoặc các triệu chứng nghiêm trọng hơn như suy giảm chức năng gan và thận, chảy máu bên trong và bên ngoài và giảm số lượng bạch cầu...

4. Arbovirus

Arbovirus là thuật ngữ dùng để chỉ các loại vi rút lây truyền từ động vật chân đốt, chẳng hạn như sốt xuất huyết, virus Zika và virus Tây sông Nile. Muỗi đốt là vật truyền virus phổ biến. Các động vật chân đốt khác nhau mang các arbovirus khác nhau. Ví dụ, bệnh sốt xuất huyết phát sinh từ vết đốt của muỗi Aedes aegypti bị nhiễm bệnh. Virus West Nile lây lan từ muỗi đã nhiễm vi rút sau khi ăn những con chim hoặc ngựa bị nhiễm bệnh. Các trường hợp sốt xuất huyết nặng sẽ có các triệu chứng bao gồm nôn máu, nôn mửa liên tục, đi tiêu ra máu, chảy máu nướu răng hoặc mũi, và mệt mỏi hoặc bồn chồn..

5. Bệnh cúm động vật

Bệnh cúm động vật (Zoonotic Influenza) phổ biến nhất là virus cúm gia cầm, đặc biệt là virus A (H5) và A (H7N9), còn được gọi là cúm gia cầm. Con người có thể nhiễm virus cúm gia cầm từ vật nuôi như gà, gà tây và vịt. Virus này có thể truyền sang người trực tiếp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với gia cầm sống hoặc chết bị nhiễm bệnh cũng như sống trong môi trường bị ô nhiễm như chợ gia cầm. Ăn các món ăn sống có máu gia cầm như tiết canh bị nhiễm trùng cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Virus cúm lợn là một loại vi rút khác ảnh hưởng đến con người. Con người có thể mắc bệnh khi ở gần lợn nhiễm bệnh hoặc ở gần chuồng nuôi lợn.

II. Chủ động phòng chống bệnh truyền từ động vật sang người

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người, kể cả những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ cao hơn những người khác và nên thực hiện các bước để bảo vệ bản thân hoặc thành viên gia đình. Những người này có nhiều khả năng mắc bệnh nặng hơn những người khác và thậm chí tử vong do nhiễm một số bệnh nhất định. Những nhóm người này bao gồm: trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, phụ nữ mang thai…

Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống bệnh là thú cưng khỏe mạnh- con người khỏe mạnh. Những điều bạn có thể làm để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh lây truyền từ động vật sang người như:

  1. Hãy nhận biết các bệnh lây truyền từ động vật sang người cả ở nhà, khi ở xa nhà tại các cơ sở chăm sóc trẻ em hoặc trường học và khi bạn đi du lịch.
  2. Tránh vết cắn và vết trầy xước từ động vật.
  3. Giữ tay sạch sẽ bằng xà phòng ngay sau khi ở gần động vật hay không chạm vào động vật.
  4. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, bạn có thể sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn có chứa ít nhất 60% cồn.
  5. Ngăn ngừa vết cắn của muỗi, ve và bọ chét.
  6. Bảo quản xử lý thực phẩm một cách an toàn—cho dù đó là cho bản thân hay gia đình, hay cho thú cưng
  7. Cần tiêm phòng cho chó, mèo vật nuôi.
  8. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
  9. Đảm bảo ăn chín, uống sôi; ngủ màn; có chế độ dinh dưỡng hợp lý…

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?