BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH

https://www.minhanhhospital.com.vn


Phòng bệnh bạch hầu

Tính đến ngày 5/7, Việt Nam đã ghi nhận 35 ca mắc bạch hầu, trong đó có 3 trường hợp tử vong, gồm bé 9 tuổi và 13 tuổi sống tại Đắk Lắk, bé 1 tuổi là người Gia Lai.

Hiện Đắk Nông cũng là địa phương ghi nhận số ca bạch hầu lớn nhất nước với 16 ca, kế đó là Kon Tum 8 ca, TP.HCM 1 ca, Gia Lai 10 ca.

Đáng lưu ý, không chỉ trẻ em, rất nhiều trường hợp trên 15 tuổi, 25 tuổi, thậm chí ở huyện Đắk G’long, Đắk Nông có một bệnh nhân 40 tuổi vẫn mắc bệnh. 

bach cau minhanh 1
Tiêm vắc xin ĐẦY ĐỦ và ĐÚNG LỊCH là biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả nhất

Bệnh bạch hầu thuộc nhóm bệnh nhiễm trùng có mức độ nguy hiểm rất cao được gây ra bởi vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Tỉ lệ tử vong chung của bệnh này là từ 5-10%, trong đó 3 biến chứng nghiêm trọng nhất là tổn thương tim gây viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, nhiễm độc thần kinh và biến chứng hô hấp gây chít hẹp đường thở…

bach cau minhanh 2
Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây bệnh bạch hầu

Trẻ em thường được tiêm phòng bệnh bạch hầu từ khi mới sinh nên bệnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, ở những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin bạch hầu thấp thì bệnh vẫn có thể lây lan. Với những người chưa được tiêm chủng, trẻ em dưới 5 tuổi và người trên 60 tuổi là những đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh bạch hầu. Những yếu tố sau đây cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu:

  • Không được tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch;
  • Đi tới vùng dịch hoặc những nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp;
  • Bị các rối loạn miễn dịch, ví dụ như bị AIDS;
  • Sống trong môi trường không vệ sinh hoặc quá đông đúc, chật hẹp.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính rất dễ lây qua đường hô hấp, đường lây truyền là dịch tiết người bệnh.
  • Lây truyền trực tiếp: Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ bắn ra một giọt dịch tiết có chứa mầm bệnh, những người gấn xung quanh có thể hít phải vi khuẩn bạch hầu. Bạch hầu lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi đông người.
  • Lây truyền gián tiếp: Thông qua vật dụng cá nhân chứa mầm bệnh. Một số trường hợp mắc bệnh bạch hầu từ việc chưa làm sạch các vật dụng mà người nhiễm bệnh đã sử dụng, như từ ly uống nước chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giấy ăn mà người bệnh đã sử dụng… 

Người bệnh nhiễm vi khuẩn bạch hầu có thời gian ủ bệnh (đã nhiễm khuẩn nhưng chưa biểu hiện bệnh) trong 2-5 ngày.

bach hau minhanh 3

Các triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu là gây viêm họng. Vi khuẩn bạch hầu sẽ tạo lớp màng giả màu trắng do các lớp tế bào bị viêm tạo ra lớp màng bám vào trong họng, khẩu cái mềm, amidan, lưỡi. Nếu không điều trị thì màng bám sẽ lan xuống vùng thanh quản gây khàn giọng, khó thở, ho. Lớp mảng giả này sẽ làm tắc đường thở và gây tử vong.

Không giống như các vi khuẩn thông thường khác, vi khuẩn bạch hầu gây ra viêm họng, nóng, sốt và nguy hiểm là do độc tố của vi khuẩn. Độc tố đó sẽ theo máu và tác động lên các cơ quan chính của cơ thể, có thể gây ra viêm tim, viêm thận, hoặc tác dụng lên hệ thần kinh làm liệt tay, liệt chân, mắt lé, giọng nói có thể thay đổi do bị ngọng thanh quản.

 
4 BS CK1 Nguyễn Thị Bích Thủy Trưởng khoa Khám bệnh BVQT Minh Anh
BS CK1 Nguyễn Thị Bích Thủy -Trưởng khoa Khám bệnh BVQT Minh Anh

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy – Trưởng khoa Khám bệnh BVQT Minh Anh, thì đối với bệnh này, để phòng ngừa,  Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), đầy đủ, đúng lịch.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
  • Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
  • Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc-xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
5 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH BẠCH HẦU

Nguồn tin: BVQT Minh Anh tổng hợp

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?