Đột quỵ có mấy loại ?
Theo Theo Trung tâm Kiểm soát & Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), đột quỵ (stroke) là bệnh lý cấp tính, thường xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, tắc nghẽn khiến não không đủ oxy, chất dinh dưỡng để cung cấp cho tế bào. Do vậy chỉ sau vài phút, tế bào não sẽ bắt đầu ngừng hoạt động và chết dần nếu không cấp cứu kịp thời thì biến chứng nguy hiểm xảy ra, thậm chí là tử vong là điều khó tránh.
Có hai dạng đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu não cục (85% số ca), xảy ra khi cục máu đông từ tim di chuyển lên não hoặc cholesterol tích tụ làm ngưng trệ quá trình cung cấp máu. Đột quỵ do xuất huyết (15%) nhưng nguy cơ khiến người bệnh tử vong cao nhất phải kể đến đột quỵ do thiếu máu não thoáng qua, hay còn gọi đột quỵ mini. Nó xuất hiện khi nguồn máu cung cấp lên não bị suy giảm đột ngột trong một thời gian ngắn, chừng 5 phút. Nói đơn giản hơn, đột quỵ hay tai biến mạch máu não là có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào nên nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến những di chứng không thể phục hồi, thậm chí là tử vong, tạo gánh nặng về kinh tế cho cả gia đình và xã hội. Vì vậy, nhận biết sớm dấu hiệu và xử lý và cấp cứu kịp thời là vô cùng quan trọng.
Từ nhận thức sai dẫn đến sơ cứu không đúng cách
Phải nói ngay rằng, do kiến thức không đủ khiến nhiều người ngộ nhận về đột quỵ, và gây ra những sai lầm khi cấp cứu. Theo CDC, trong vòng 30 năm trở lại đây tỷ lệ đột quỵ ở nhóm người từ 49 tuổi trở xuống tiếp tục gia tăng, khoảng 15% người bị đột quỵ có độ tuổi dao động từ 18 - 45 tuổi nhưng thực tế có người vẫn cho rằng bệnh chỉ có người cao tuổi mới mắc. Đột quỵ là một tình trạng hiếm gặp; hay những người gầy không bị đột quỵ; hoặc bệnh đột quỵ là chứng trúng gió, không thể phòng ngừa được. Thậm chí có người còn ngộ nhận đã bị đột quỵ sẽ không còn lo tái phát… cho đến ngộ nhận sai lầm rằng, luyện thể thao siêng năng giúp làm giảm đột quỵ v.v
Từ nhận thức sai dẫn đến sơ cứu bệnh nhân đột quỵ không đúng cách khiến bệnh tình trầm trọng hơn, chẳng hạn như: Tự ý điều trị như bấm huyệt, châm cứu, cạo gió, xoa dầu nóng, dùng kim đâm đầu ngón tay, cho người bệnh ăn uống, cho uống thuốc hạ huyết áp, thuốc an cung ngưu hoàng… Theo các chuyên gia, an cung ngưu hoàng chỉ được sử dụng bởi những thầy thuốc có kinh nghiệm, chưa kể chất lượng hiện đang là vấn đề bàn cãi.
Dấu hiệu và nhận biết và cách cấp cứu
Người bị đột quỵ có thể xuất hiện một vài hoặc tất cả các dấu hiệu như :
· Hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng, cử động khó khăn, không thể phối hợp các động tác vận động.
· Xuất hiện cơ đau đầu đến nhanh, kèm theo buồn nôn hoặc nôn.
· Thị lực giảm đột ngột, mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn.
· Yếu liệt một bên cơ thể hoặc không thể cử động một bên chân tay.
· Đột nhiên cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi.
· Tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, méo mồm, nhân trung bị lệch (đường nhân trung là vị trí rãnh lõm từ môi đến mũi).
· Mất khả năng nói, khó phát âm, ngọng bất thường...
Về cấp cứu đột quỵ : thời gian là mạng sống, thời gian tốt nhất cho cấp cứu đột quỵ là từ 3 đến dưới 6 tiếng, cần xử trí đúng cách người bị đột quỵ:
· Dìu người bệnh nhẹ nhàng, tránh té ngã
· Để người bệnh ở nơi thoáng mát, nằm nghiêng một bên nếu nôn. Móc hết đàm, nhớt để tránh gây ngạt cho bệnh nhân.
· Nên gọi xe đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất, càng nhanh càng tốt để các bác sĩ can thiệp, xử lý kịp thời. Nếu chậm trễ có thể cướp đi sinh mạng người bệnh.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác