Sơ cứu ngạt thở khi đuối nước
Đừng đặt mình vào tình thế nguy hiểm khi cố gắng giải cứu một đứa trẻ. Nếu chỉ có một mình, cần thực hiện hô hấp nhân tạo càng sớm càng tốt.
Trước tiên, cần hiểu đuối nước là nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị ngạt, thiếu oxy khiến ngừng hoạt động. Theo thông kế, 90 % chết đuối vì nước tức trong phổi có nước và 10% còn lại mà chết đuối nhưng phổi không có nước hay được hay còn gọi là chết đuối khô.
Nguyên tắc sơ cứu đuối nước là chạy đua theo thời gian, đúng cách để giải phóng đường thở và cung cấp ôxy cho cơ thể, thời gian vàng là 1 - 4 phút đầu tiên. Cách sơ cứu cần làm như sau:
· Túm tóc hay gáy kéo đầu nạn nhân khi nhô lên mặt nước, tát mấy cái thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh và thở lại.
· Quàng tay qua nách, nâng gáy để đưa nạn nhân vào bờ.
· Khi đưa được nạn nhân lên bờ tiến hành hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay. Khai thông đường hô hấp bằng cách đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ nghiêng sang một bên, dùng gạc hay khăn vải móc đờm dãi, dị vật khỏi đường thở và miệng nạn nhân, đặt một khăn mùi soa hay miếng gạc qua miệng nạn nhân, dùng hai ngón tay cái và trỏ bịt mũi nạn nhân rồi thổi hơi trực tiếp vào miệng nạn nhân.
· Lúc này, việc cần làm là nhanh chóng ấn tim và hà hơi thổi ngạt cho trẻ. Ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa xương dưới ức phối hợp thổi ngạt theo tỉ lệ 30/2 (sau 30 lần ấn tim thì thực hiện 2 lần thổi ngạt). Nếu có 2 người cấp cứu thì thực hiện theo tỉ lệ 15:1.
· Khi thổi ngạt cho trẻ, người thổi phải áp miệng thật sát vào mũi và miệng trẻ (đối với trẻ nhỏ). Đối với trẻ lớn, áp sát miệng vào miệng trẻ và dùng tay bịt mũi trẻ để hơi thở đi vào phổi. Thổi ngạt liên tiếp 2 lần, mỗi lần khoảng 3 giây. Việc ép tim, thổi ngạt nên làm trong khoảng 5-10 phút
· Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi.
Sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật
Giống như đuối nước, ngạt thở do hóc dị vật là do cơ thể bị thiếu oxy ngừng hoạt động do đường thở bị tắc nghẽn. Sở dĩ trẻ học vật lạ là do chúng còn quá nhỏ lại thích khám phá, bỏ vào miệng mọi thứ có trong tầm tay, rồi nuốt.
Trước tiên, để trẻ tránh bị hóc dị vật, các bậc cha mẹ, người lớn cần để đồ vật nhỏ tránh xa tầm với của trẻ. Đới với thực phẩm, cần cắt hay thái thành những miếng nhỏ vừa miệng và luôn chú ý trông chừng trẻ khi ăn, nhất là nhóm dưới 5 tuổi.
Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật, cần hết sức bình tĩnh, không dùng tay hay vật bất kỳ để móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy dị vật vào sâu hơn. Việc cố móc họng trẻ có thể dẫn đến nôn ói, trẻ hít sặc lại chất ói lại càng nguy hiểm hơn.
Nếu trẻ tỉnh táo, vẫn thở hay khóc hoặc nói được thì khuyến khích trẻ ho và nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng bị hóc dị vật đường thở thì sẽ được lấy ra an toàn.
Ngược lại nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành sơ cứu kịp thời trong thời gian đợi xe tới.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi:
· Đặt trẻ ở tư thế đầu thấp trên một cánh tay hoặc đùi
· Lấy ngón tay mở miệng trẻ và lấy gót bàn tay vỗ vào vùng giữa lưng của trẻ 5 lần ở vị trí giữa hai bả vai. Kiểm tra giữa mỗi lần vỗ xem trẻ đã hết tắc nghẹn chưa.
· Nếu chưa thuyên chuyển, lật ngửa trẻ, ấn ngực 5 cái bằng hai ngón tay ở 1⁄2 dưới xương ức. Mỗi lần ấn ngực, kiểm tra xem đã khai thông được chỗ bị nghẹn chưa. Nếu vẫn còn nghẹn, hãy đập lưng bé 5 lần xen kẽ với ấn dứt khoát lên ngực bé 5 lần cho đến khi dịch vụ cấp cứu đến nơi.
Đối với nhóm lẫm chẫm biết đi
Biện pháp phòng ngừa
· Về đồ chơi, để đồ chơi nhỏ, dễ nuốt xa tầm với của trẻ. Không cho bé chơi với những thứ đồ chơi có thể tháo rời
· Đồ đạc trong nhà: Không để các vận dụng nhỏ như cúc áo, pin trong tầm tay của bé. Khóa những ngăn tủ chứa vật dụng nhỏ mà trẻ có thể với tới.
· Về thức ăn, khi ăn cần chú ý tới trẻ, không ăn khi đang chạy nhảy, cười đùa. Động viên bé ăn từ từ và nhai kỹ, không thúc trẻ ăn nhanh dễ gây nghẹn.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác