Dưới đây là một vài lưu ý của các chuyên gia cơ xương khớp, BV QT Minh Anh, giúp bạn nhận diện về căn bệnh này, bởi tuy Viêm khớp dạng thấp ( VKDT) hay còn gọi là viêm đa khớp, một căn bệnh tuy không gây chết người nhưng lại có thể làm giảm tuổi thọ và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh , nếu không điều trị kịp thời, cụ thể:
- Biến chứng về mắt: VKDT làm tăng nguy cơ mắc hội chứng khô mắt, nghiêm trọng hơn có thể gây mù lòa cho người bệnh
- Nhiễm trùng: VKDT có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do dùng thuốc ức chế miễn dịch.
- Các vấn đề về dạ dày - ruột: VKDT có thể gặp phải tình trạng đau dạ dày và ruột, có liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và chống viêm không steroid.
- Bệnh về phổi: VKDT làm tăng nguy cơ xơ sẹo phổi, bao gồm tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ và tăng áp trong phổi hoặc viêm lớp niêm mạc phổi
- Có thể gây bệnh tim mạch: VKDT có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn 50% so với những người bình thường, nguy cơ lên cơn đau tim cao gấp 2 - 3 lần và nguy cơ bị đột quỵ cao hơn gần 2 lần
- Tổn thương thần kinh: VKDT gây đau cổ hoặc các vấn đề về thăng bằng có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương về thần kinh
- Viêm mạch máu:VKDT khiến mạch máu bị thu hẹp lại hoặc giảm kích thước và yếu hơn, làm ngăn chặn sự lưu thông của dòng máu.
- Loãng xương: Một số loại thuốc điều trị VKDT có thể làm giảm mật độ xương, đồng thời, việc ít vận động do đau khớp cũng dễ làm gia tăng nguy cơ loãng xương
- Ung thư hạch và các bệnh ung thư khác: Sự thay đổi hệ thống miễn dịch liên quan đến VKDT có thể đóng một vai trò nào đó trong những bệnh về ung thư ...
Vậy VKDT là gì và triệu chứng nhận diện ra sao?
- VKDT là bệnh mạn tính thường gặp nhất ở nước ta cũng như trên thế giới. Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường bắt đầu ở tuổi trung niên. Đặc biệt, nguy cơ cao trong các trường hợp: gia đình có người từng bị VKDT, hút thuốc, mắc bệnh, phơi nhiễm môi trường, béo phì…Đây là bệnh tự miễn khá điển hình dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp của tay, chân.
- Triệu chứng khá đặc trưng của VKDT : nóng đỏ, sưng khớp, đau khớp, cứng khớp buổi sáng, thường đối xứng hai bên. Các biểu hiện toàn thân đôi khi có thể gặp như mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút, có thể đi kèm với tổn thương các cơ quan khác.
- Ngoài ra có thể gặp những triệu chứng khác. Chẳng hạn như nổi gồ lên bề mặt da những hạt, cục chắc, không đau, không di chuyển, dính vào nền xương ...Trong một số trường hợp, có thể bị viêm màng phổi không triệu chứng hoặc bị viêm ngoài màng tim không triệu chứng, nhưng khi có triệu chứng sẽ khiến nhịp thở ngắn lại hoặc đau ngực. Người bệnh VKDT cũng dễ bị tắc nghẽn động mạch tim, gây đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim; khoảng dưới 5% số người VHDT có triệu chứng ở mắt bao gồm mắt đỏ, đau mắt hoặc khô mắt.
- Bệnh có phòng ngừa được không?
- Hiện chưa có biện pháp nào có thể phòng VKDT, vì vậy nếu nghi ngờ mình bị VKDT, bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ và làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh VKDT cùng với những xét nghiệm sàng lọc khác, tránh được các di chứng nặng nề như trong bài viết trên.