Đốm đồi mồi khắc phục thế nào để đạt hiệu quả ?

Thứ hai - 10/10/2022 10:19
Tôi năm nay 41 tuổi sống ở TP Bắc Giang, cách đây hơn 1 tháng tôi và các bạn đi tắm biển nhưng khi về da bắt đầu mẩn đỏ ngứa còn bạn tôi, cũng tương tự phồng lên như bị bỏng. Bôi thuốc thì hết ngứa nhưng tay vẫn còn đốm nâu dạng đồi mồi. Bác sĩ cho biết là bệnh gì và điều trị ra sao. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ. Nguyễn Bích Kim, phố Lê Lợi, TP Bắc Giang
bs trinh xuan thuy
BSCKI. TRỊNH XUÂN THỦY
Chuyên khoa Da liễu Bệnh viện Quốc tế Minh Anh
Hiểu qua về đốm đồi mồi là gì?

Đốm đồi mồi (Age spots) là những vùng tối nhỏ, bằng phẳng xuất hiện trên da, kích thước không đồng đều, xuất hiện nhiều tại nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, như mặt, tay, vai và cánh tay. Các đốm này tuy phổ biến ở nhóm trên từ 50 tuổi trở lên, nhưng những người trẻ tuổi như chị Kim là do dành nhiều thời gian dưới ánh mặt trời nên dễ mắc bệnh.

Những đốm này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da, được xem là dấu hiệu của lão hóa da. Tuổi càng cao, đốm càng nhiều, tiến triển cả về màu sắc lẫn kích thước. Theo thời gian, da chúng ta dần mỏng hơn, đàn hồi kém hơn nên khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị tổn thương.

Hiện tượng như chị Kim mô tả có thể là do da bị đỏ, rộp nước và sau đó xuất hiện những đốm nâu nhất là khi da tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ. Các dấu hiệu bỏng nắng có thể bắt đầu xuất hiện nhanh trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc da có thể đỏ lên trong vòng 2 - 6 giờ sau đó.

Triệu chứng tiếp tục phát triển trong vòng 2-3 ngày tiếp theo và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để chữa lành. Bệnh nhân bị bỏng nắng nhẹ có thể tự điều trị tại nhà, nhưng trường hợp nặng và phồng rộp cần được chăm sóc y tế kịp thời để khôi phục hàng rào bảo vệ da và tránh các biến chứng.
 
Nhận diện thủ phạm và khắc phục
Cơ chế gây đốm đồi mồi đều liên quan đến melanin, hắc sắc tố được sản xuất bởi các tế bào melanocyte bên dưới lớp biểu bì, bảo vệ làn da trước tác hại của tia UV trong nắng mặt trời nhưng khi melanin có quá nhiều, khiến da xuất hiện tình trạng đồi mồi, nám sạm da,... hay còn gọi là tế bào sắc tố hoạt động quá mức. Nói cách khác, nếu phơi nắng liên tục, các đốm đồi mồi xuất hiện nhiều hơn do melanin bị vón lại hoặc được sản xuất quá nhiều.

a ai mai 2

 

Ngoài tiếp xúc ánh nắng, sử dụng một số mỹ phẩm làm da nhạy cảm với ánh nắng v.v. Do di truyền, rối loạn nội tiết, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, lối sống thiếu khoa học, ít vận động…

Trường hợp như chị Kim phải làm gì?
Phải nói ngay rằng đốm đồi mồi không gây chết người nhưng nó lại làm giảm thẩm mỹ. Trong một số trường hợp, khi đốm tăng trưởng nhanh về kích thước, màu sắc bất thường, kèm theo đau, ngứa hoặc chảy máu, nên đi khám để phòng ngừa bị ung thư.

Chẩn đoán đốm đồi mồi bằng cách trực quan và phân biệt với các rối loạn da khác. Sinh thiết da bằng các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguy cơ ung thư da.

Trường hợp như chị Kim nếu ngứa, nổi mụn nước, nên đi khám. Hiện tượng bỏng nắng được phục hồi, đa số các trường hợp sẽ hình thành các đốm tăng sắc tố trên da, gọi là hiện tượng tăng sắc tố sau viêm.

Trong một số trường hợp, khi da tiếp xúc với các chất làm tăng nhạy cảm ánh sáng trên da (thường nhất là thực vật, phấn hoa) cũng sẽ gây viêm da, gây tăng sắc tố tại các vùng da đó.

Hiện tượng này có tên gọi “viêm da tiếp xúc thực vật ánh sáng”, chuyên môn gọi đây là Phytophotodermatitis (viêm da ánh sáng thực vật). Bệnh nhân không quá lo lắng, nếu cảm thấy ngứa, có thể thoa dưỡng ẩm vào buổi sáng và tối. Nếu không có triệu chứng gì thì lớp da sẽ theo thời gian thay mới, mảng sắc tố này cũng sẽ mất đi, nếu có triệu chứng ngứa, nổi mụn nước, nên đi khám chuyên khoa da liễu.

Để chăm sóc vùng da bỏng nắng, theo các bác sĩ da liễu nên chườm lạnh ngay sau đó và lau khô bằng khăn mềm. Có thể đắp dưa leo hoặc các chất dưỡng ẩm giúp cung cấp nước và làm dịu da. Trường hợp da đỏ, không ngứa có thể thoa dầu kẽm, dầu mù u, thuốc chứa dexpanthenol.

Nên cần thường xuyên sử dụng kem chống nắng chống nắng phổ rộng SPF ít nhất là 30 và mặc quần áo bảo hộ khi phơi nắng. Về phòng ngừa nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, tránh các hoạt động ngoài trời khi nắng to (10 giờ sáng đến 15 giờ chiều). Sử dụng kem chống nắng thường xuyên, 10-15 phút trước khi ra ngoài.
Bôi kem thường xuyên sau mỗi 2 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu đổ mồ hôi hoặc đi bơi. Áp dụng chế độ ăn đủ chất, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, các thực phẩm giàu vitamin A, E, C, omega-3, selen, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, năng vận động, sống vui khỏe để giảm stress và cuối cùng làm chậm quá trình lão hóa chung cho cơ thể.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?