Bệnh teo dây thần kinh thị giác
Bệnh teo dây thần kinh thị giác hay teo quang chi phối (Dominant Optic Atrophy- DOA) là tình trạng thần kinh thị giác bị thoái hóa ở cả hai bên, gây mất thị lực ngấm ngầm, khởi phát từ thập kỷ đầu của cuộc đời. Bệnh ảnh hưởng đến các tế bào hạch hạch võng mạc (RGC) nguyên phát, các sợi trục của chúng hình thành nên dây thần kinh thị giác, nơi chuyển thông tin thị giác từ tế bào cảm quang sang tế bào thần kinh bên trong não, khiến thị lực từ bình thường sang mù hoàn toàn.
Nguyên nhân là do dẫn truyền hình ảnh thô từ võng mạc đến trung tâm xử lý hình ảnh ở vỏ não bị sai lệch. DOA rất đa dạng như thiếu máu nuôi thần kinh thị, viêm dây thần kinh thị, teo dây thần kinh thị do bị chèn, nhiễm hay chấn thương dây thần kinh thị, do yếu tố di truyền… Triệu chứng điển hình như giảm thị lực trong vài giờ đến vài ngày, có khi xảy ra đột ngột chỉ sau một đêm. Đôi khi gây rối loạn màu sắc, đau âm ỉ trong hốc mắt. Nhóm người rủi ro mắc bệnh cao như người bị tăng áp lực nội nhãn, chèn mạch máu, viêm nhiễm làm mất tế bào sợi trục và teo bao myelin.
Bệnh lý thần kinh thị giác Leber (LS)
Bệnh lý thần kinh thị giác Leber (LHON) hay Hội chứng LS là bệnh bẩm sinh. Bệnh gây mất thị lực một cách nhanh chóng, không đau, xuất hiện chủ yếu ở tuổi thiếu niên hoặc độ tuổi 20. Mất thị lực thường ảnh hưởng đến một bên trong một tuần và sau đó tiến triển sang mắt kia trong vài tuần hoặc vài tháng sau đó.
Tuy ảnh hưởng đến nhóm đàn ông trẻ tuổi, nhưng LHON lại được di truyền từ mẹ, vì chúng ta chỉ ra khỏi ty thể từ trứng của mẹ khi còn trong bụng. Rối loạn sau đó phá hủy dẫn đến teo mắt nghiêm trọng và giảm thị lực vĩnh viễn. Ở giai đoạn cấp tính, mắt bị ảnh hưởng xuất hiện nhiều chất lỏng của sợi thần kinh và gây tổn thương các mạch máu peripapillary.
Do di truyền nên bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị, việc điều trị chỉ là tình thế như dùng steroid toàn thân nhưng kém hiệu quả. Người Nhật hiện đang áp dụng thủ thuật mở hộp sọ bóc dính màng nhện nhằm cải thiện thị lực nhưng hiệu quả cũng chưa được xác minh. Việc quan trọng nhất là để người bệnh lấy lại được thị lực mà không phải mổ.
Viêm dây thần kinh thị giác
Viêm dây thần kinh thị giác hay bệnh Devic xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng chống lại các tế bào thần kinh khỏe mạnh khác trong bó dây thần kinh thị giác và tủy sống, đôi khi cả ở trong não.
Các triệu chứng bao gồm mất thị giác, co thắt cơ, bại hai chân hoặc tứ chi, tiểu tiện không tự chủ. Đến nay, Devic không thể chữa khỏi, điều trị có thể ngăn ngừa, làm chậm, hoặc giảm độ nặng của các đợt phát bệnh bằng cách dùng thuốc Methylprednisolone và azathioprine kết hợp hoặc theo phác đồ do bác sĩ nhãn khoa.
Ngộ độc chì
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu tiếp xúc với đường ống cũ, hoặc sơn, hoặc uống nước không đảm bảo chất lượng…, nó gây ảnh hưởng đến chức năng não, đặc biệt là tình trạng ngộ độc chì, gây tàn phá hệ thần kinh, gồm dây thần kinh thị giác, truyền hình ảnh đến não để xử lý. Ngộ độc chì làm tăng nguy cơ phát triển đục thủy tinh thể, nặng có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Ngộ độc chì còn ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em như chậm phát triển, giảm chỉ số IQ, vàng da, khó khăn trong việc học tập, rối loạn giấc ngủ, thiếu máu, suy chức năng thận, suy giảm thính lựuc…. Nếu phụ nữ mang thai tiếp xúc với chì thì nguy cơ sinh non, nhẹ cân, chậm phát triển thể chất lẫn tinh thần…. Mặc dù nguy hiểm nhưng ngộ độc chì vẫn có thể ngăn chặn và điều trị được.
Bước đầu tiên trong điều trị ngộ độc chì là phải loại bỏ chì. Đối với trẻ em và người lớn có nồng độ chì thấp, chỉ cần tránh tiếp xúc với chì là có thể làm giảm nồng độ chì trong máu. Khi nồng độ chì trong máu cao có thể thải độc chì bằng thuốc, nhất là nhóm có nồng độ từ 45 µg/dl trở lên chì bằng EDTA đường tiêm, áp dụng cho người lớn có nồng độ chì từ 45 µg/dl trở lên hoặc trẻ em không dung nạp thuốc thải độc chì đường uống.
Làm thế nào để ngăn ngừa mù lòa?
Để phát hiện các bệnh về mắt và giúp ngăn ngừa suy giảm thị lực, hãy đi khám mắt thường xuyên. Nếu được chẩn đoán về một số bệnh lý về mắt, chẳng hạn như bệnh tăng nhãn áp, điều trị bằng thuốc có thể giúp ngăn ngừa mù lòa. Riêng trẻ nhỏ nên cho con trẻ đi khám mắt lúc được 6 tháng tuổi, lúc lên 3 tuổi và độ tuổi từ 6 đến 17 nên đi khám định kỳ hàng năm. Nếu thấy có các triệu chứng giảm thị lực giữa các lần khám định kỳ thì hay đặt lịch hẹn khám bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức.
Về phòng ngừa ngộ độc chì, nên dùng nguồn nước sạch, xả nước vòi trước khi dùng, hạn chế tiếp xúc xúc sản phẩm tiêu dùng bao gồm xăng, sơn, vật tư thủ công và vật liệu ống nước ….Nên rửa tay và đồ chơi cho trẻ, lau chùi các bề mặt bám bụi, không mang giày dép vào nhà, không để trẻ chơi trên đất và duy trì chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng nhất là các thành phần có thể giúp giảm hấp thu chì, như canxi, vitamin C và sắt...
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác