Nhiễm trùng huyết gây cụt tứ chi
Theo tờ Dailymail của Anh, tháng 6/2018 một người đàn ông Mỹ đã phải cắt cụt tứ chi do nhiễm trùng máu trầm trọng và phải qua 3 cuộc phẫu thuật chỉnh hình nữa. Đó là ông Greg Manteufel, 48 tuổi do bị nhiễm trùng máu vì vết chó liếm chân, cùng với các triệu chứng ban đầu giống cúm như sốt, nôn ói, tiêu chảy kèm theo các vết bầm tím trên chân tay. Trước khi phẫu thuật, qua xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Capnocytophaga canimorsus (CC), gây nhiễm trùng máu nghiêm trọng, khiến tứ chi bất hoạt, tự hoại buộc phải cắt bỏ.
Vi khuẩn CC được tìm thấy trong nước bọt của chó và mèo khỏe mạnh. Sau khi bị liếm, cơ thể Greg xuất hiện những triệu chứng lạ, huyết áp giảm mạnh, nên máu lưu thông đến tứ chi cũng giảm theo, khiến cơ bắp không hoạt động được. Chưa hết, do cơ thể thỏa hiệp với miễn dịch nên nhiễm trùng lại càng tăng. Theo Cơ quan Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC), CC là một tác nhân gây bệnh có mặt ở 69% chó và 54% mèo, lây qua vết cắn, liếm, thậm chí chúng có thể thấm qua da mà không có vết cắt nào trên da. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 1-8 ngày sau khi tiếp xúc, nhưng thường lộ ngay sau ngày thứ hai với các triệu chứng giống cúm cho đến nhiễm trùng huyết.
Vài nét về Capnocytophaga
Capnocytophaga là một chi vi khuẩn gram âm fusiform và là một phần của hệ thực vật đường miệng, thường được tìm thấy trong đường hầu họng của động vật có vú, tham gia vào quá trình sinh bệnh tại một số vết thương do động vật cắn và các bệnh nha chu. Capnocytophaga chỉ có thể sống trong môi trường có nồng độ khí cacbonic lớn hơn khí quyển (ít nhất là 5% CO2). Chúng cũng có thể phát triển yếm khí. Chúng yêu cầu môi trường được làm giàu, loại thạch máu, được ủ ở 37°C.
Capnocytophaga là một chi commensal thuộc mầm bệnh cơ hội. Các vi khuẩn này có liên quan đến các loại nhiễm trùng khác nhau, mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào sức khỏe miễn dịch của bệnh nhân. Trong y văn, các trường hợp đã được báo cáo ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và không có miễn dịch. Ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, vi khuẩn này thuộc cộng đồng vi khuẩn miệng chịu trách nhiệm về nhiễm trùng nha chu ảnh hưởng và phá hủy các mô nâng đỡ của răng (mô nha chu). Các chủng Capnocytophaga thường được phân lập từ túi nha chu, nhưng cũng có thể từ áp xe đỉnh và nha chu, liên quan đến các loài vi khuẩn parodontal khác.
Tình trạng này làm gia tăng tình trạng tiêu xương ổ răng, mất bộ phận gắn, mất khả năng di chuyển của răng và cuối cùng là mất răng. Nó có thể gây ra các bệnh nan y khác như nhiễm khuẩn huyết (có thể phức tạp do sốc nhiễm trùng), nhiễm trùng hệ cơ xương (viêm tủy xương, viêm khớp), phổi (phù thũng, áp xe phổi), tiêu hóa (viêm phúc mạc), mẹ-thai nhi ( áp xe buồng trứng, viêm màng đệm), mắt (viêm kết mạc), tim (viêm nội tâm mạc) hoặc não (viêm màng não).
Có thể nói, chó là một loại vật nuôi rất phổ biến trong hiện nay. Tuy hiên, nhiễm trùng CC rất hiếm gặp, hơn 99% những người nuôi chó mèo không bao giờ gặp phải vấn đề này nên dễ bị bỏ qua, thậm chí còn xem thường không đi khám và điều trị.
Phòng ngừa nhiễm trùng do thú cưng cắn liếm
Ngoài phát tán khuẩn gây nhiễm trùng, chó mèo còn lan truyền bệnh dại, đây là dạng bệnh truyền nhiễm virus cấp của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật sang người qua nước bọt nhiễm virus dại. Riêng ở mèo có bệnh sốt do mèo cào (cat scratch fever hay CSF) thường gặp ở trẻ nhỏ, nhiễm trùng do vi khuẩn Bartonella henselae từ bọ chét trên cơ thể chó mèo lây qua vết cào, vết cắn hoặc khi bị mèo liếm vào vết thương hở hoặc vết trầy xước.
Ngoài sốt mèo cào, mèo có thể mang các mầm bệnh khác như vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột (Campylobacteriosis); ký sinh trùng gây tiêu chảy và đau quặn bụng (Cryptosporidiosis); bệnh dịch hạch, bệnh dại; bệnh nấm làm mèo rụng lông từng mảng và lây sang cho người; bệnh sán dây trẻ em; bệnh nhiễm Toxocara, bệnh do ký sinh trùng do Toxoplasma gondii gây ra, gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai…
Mèo có thể truyền bệnh sốt mèo cho người, nhưng bệnh không lây truyền từ người sang người. Nếu một người trong gia đình bị bệnh, những người khác cần thận trọng với mèo nuôi vì chúng là nguồn lây nhiễm chính.
Để phòng ngừa sốt mèo cào, mọi người nên thận trọng khi nuôi thú cưng, cần chăm sóc sức khỏe cho mèo, không nên ôm hôn chúng; tránh chơi đùa thô bạo với mèo để bị cào hoặc cắn; Không bao giờ để mèo liếm vết thương hở, vết xây xước trên da, tránh tiếp xúc nước bọt; Nên rửa tay và bất kỳ khu vực bị ảnh hưởng khác sau khi chơi với một con mèo. Vì bọ chét truyền bệnh từ mèo này sang mèo khác, để ngăn chặn sự xâm nhập của bọ chét, cần hút bụi, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, sử dụng thuốc phòng chống bọ chét cho mèo; Nếu thấy mèo nhà có triệu chứng như sốt, bỏ ăn, lử khử, nôn, mắt đỏ..., cần đưa ngay đến bác sĩ thú y để khám. Cũng nên thường xuyên kiểm tra móng, cắt móng cho mèo và nên tiêm phòng để ngăn ngừa nhiễm bệnh dại.
Nhiễm trùng thường có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng sinh và được khuyên dùng ít nhất trong 3 tuần. Nhưng cũng có trường hợp nhiễm trùng nặng dẫn đến cắt cụt do hoại tử, đau tim và suy thận. Vì vậy, chẩn đoán nhiễm trùng càng sớm thì cơ hội sống sót càng cao.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác