Hệ lụy sức khỏe do uống quá nhiều rượu gây ra

Thứ hai - 07/11/2022 14:08
Uống nhiều rượu có thể “hại nhiều hơn lợi”, từ hủy hoại ADN cho đến tác động xấu đến hormone và nhiều hoạt động sinh học khác của cơ thể. Nếu tham gia giao thông có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bản thân và những người khác.
ts le huy hoa
TS.BSCKII. Lê Huy Hòa
Bệnh Viện Quốc Tế Minh Anh

Thế nào là uống quá nhiều rượu ?

Uống nhiều rượu được định nghĩa là uống say từ 5 ngày trở lên trong một tháng  Khi thức dậy vào hôm sau vẫn còn nôn nao. Do say nên trong đêm não bị trì trệ, tổn thương và lâu ngày sẽ gây suy giảm trí nhớ.

Để hạn chế tác hại do rượu, Văn phòng Phòng chống dịch bệnh và Xúc tiến sức khỏe Mỹ (ODPHV) khuyên mọi người chỉ nên uống hơn một ly mỗi ngày (đối với phụ nữ) và 2 ly đối với nam giới. Uống một ngày 1 ly không giống uống 7 ly vào một ngày cuối tuần, nên chia đều trong tuần, uống đi kèm với ăn.

Hệ lụy rượu gây tàn phá cơ thể

1. Làm thay đổi ADN, khiến thèm rượu hơn

Uống nhiều được mô tả là hơn 4 hoặc 5 ly trong 2 giờ, còn nghiện rượu được định nghĩa là say trên 5 ngày trở lên trong một tháng, nhóm người này có yếu tố di truyền tác động. Một nghiên cứu khác do Đại học Rutgers, Mỹ thực hiện đã xác định hai gen gây ảnh hưởng. Một gen ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học cơ thể và một tác động tới hệ thống phản ứng căng thẳng.

20200111 045738 372305 ruou max 1800x1800
 

2. Tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là đầu, cổ và vú

Viện Ung thư Quốc gia Mỹ , tiêu thụ rượu thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc một số  bệnh ung thư. Ví dụ, trong năm 2012, hơn 5% tất cả các trường hợp ung thư mới và gần 6% tất cả các trường hợp tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều do rượu. Theo một nghiên cứu được công bố tháng 10/2015 trên Tạp chí Ung thư Quốc tế, những người nghiện rượu nặng, nguy cơ mắc các loại ung thư nói trên tăng vọt. Ví dụ, nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản cao gấp 5 lần so với những người không uống rượu. Ngay cả uống rượu vừa phải cũng làm tăng tỷ lệ ung thư miệng, cổ họng và vú.

3. Làm thay đổi thành phần sinh vật trong ruột

Theo nghiên cứu, có tới hàng chục nghìn tỷ vi sinh vật, chủ yếu là khuẩn tốt ngự trị trong đường tiêu hóa để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và sản xuất vitamin. Nhưng nếu nghiện rượu, nó sẽ can thiệp vào thành phần và chức năng của khuẩn, tạo ra sự phát triển quá mức, làm mất cân bằng khuẩn. Hệ lụy, có thể dẫn đến một loạt các vấn đề tiêu hóa, như đau dạ dày, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, viêm da mạn tính, thậm chí cả bệnh trứng cá mặt.

4. Ảnh hưởng đến trí nhớ dài hạn và cấu trúc não

Nghiện rượu nặng có thể làm xói mòn mô não và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Cụ thể, một đêm say rượu hoặc uống nhiều rượu có thể dẫn đến tình trạng mất trí nhớ tạm, không nhớ được các sự kiện và chi tiết quan trọng. Những người uống nhiều rượu trong thời gian dài có nguy cơ thay đổi hệ thống dây thần kinh trong não, dẫn đến các vấn đề về nhận thức và để lại hậu quả lâu dài về cấu trúc não cũng như đẩy nhanh quá trình sa sút trí tuệ vì tuổi tác.

5. Gây rối loạn nội tiết tố

Nghiện rượu mãn tính có thể tàn phá hệ thống nội tiết. Hormon đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, như duy trì tăng trưởng và phát triển, trao đổi chất cũng như kiểm soát tâm trạng con người. Nếu lạm dụng rượu dài kỳ sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng hormon, làm gián đoạn giao tiếp giữa hệ thần kinh, hệ thống nội tiết và hệ miễn dịch. Hậu quả, gây căng thẳng, gây vô sinh, khuyết tật ở trẻ nhỏ, rối loạn chức năng miễn dịch và nhiều hệ lụy khó lường khác.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?