Thảm kịch giẫm đạp: Làm cách nào để giảm nguy cơ tổn thương

Thứ hai - 14/11/2022 13:27
Chỉ trong một tháng, châu Á đã chứng kiến hai thảm họa kinh hoàng do dẫm đạp. Đó là vụ vụ bạo loạn sân cỏ ở Indonesia ngày 1/10/2022 khiến 125 người thiệt mạng và thảm kịch giẫm đạp tại lễ hội Halloween tại con hẻm tử thần ngày 29/10/2022 ở Hàn Quốc khiến hơn 150 người thiệt mạng. Liên quan đến thảm họa “nhân tai” này, giới khoa học đã đưa ra một số "mẹo sống sót", chúng ta nên tham khảo để phòng tránh.
bs nguyen nam anh
ThS. BS. NGUYỄN NAM ANH
Chuyên khoa Cơ xương khớp và Chấn thương chỉnh hình
Trưởng đơn vị Chăm sóc vết thương – Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

Giải pháp tự bảo vệ trong bối cảnh chen lấn, giẫm đạp

Thông thường, khi sự cố xảy ra đối với các sự kiện lớn, người ta thường đổ lỗi cho tổ chức, bảo vệ và cấp cứu, nhưng mọi người lại không tự hỏi bản thân và phải làm gì để tự cứu mình, và cứu người đi cùng.

Liên quan đến chủ đề trên, các chuyên gia ở Phân ban An toàn và Sức khỏe Anh (HSE) đã tư vấn một số điều cần làm để phòng tránh. Quy trình của HSE được thực hiện nghiêm ngặt theo luật định, kể cả các sự kiện diễn ra miễn phí,  trên đường phố đô thị hoặc trong không gian mở, có từ 5 người trở lên (khuyến cáo cho cả ban tổ chức lẫn các cá nhân).
Đối với ban tổ chức:

Một, xác định các mối nguy chính tác động đến an toàn đám đông: Như nguy cơ từ động lực đông người, nguy cơ ngã và bị giẫm đạp, các hành vi nguy hiểm khác như trèo lên thiết bị hoặc ném đồ vật; các nguy cơ tại chỗ; người đi bộ và phương tiện di chuyển ở chung một không gian; đang ở gần một hoạt động khác; tuyến đường dành cho người đi bộ chật hẹp, không đủ ánh sáng; có các quầy hàng và vật cản; lỗi của thiết bị, như cửa quay ra vào, khóa; nguồn lửa hay nước, khí độc nguy hiểm….

Hai, xác định số người sẽ tham dự theo nhiều nguồn như dựa trên  đăng ký, vé bán ra, số người có sẵn tại chỗ và mức độ bận rộn… cho đến các yếu tố môi trường, thời tiết, mật độ giao thông cuối tuần, ngày nghỉ lễ...

Ba, đánh giá sự phù hợp của địa điểm, khả năng sơ tán trong trường hợp khẩn cấp…Đánh giá sự phù hợp của địa điểm là rất quan trọng để xác định khả năng an toàn, và hướng thoát hiểm khi cần.

Bốn, lập hồ sơ đối tượng để biết yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành xử đám đông. Những người không hài lòng với chất lượng biểu diễn hoặc thi đấu lại uống rượu thì rất dễ hung hăng, xúc phạm và bất hợp tác.

Năm, đánh giá các biện pháp phòng ngừa hiện có, lập kế hoạch quản lý đám đông, rà soát kế hoạch hiện có và dự báo các tình huống để xử lý. Công việc này nên hợp tác với chính quyền lực lượng an ninh sở tại, kể cả công tác cấp cứu phòng khi sự cố xảy ra.

Đối với các cá nhân:

·       Xác định các dấu hiệu nguy hiểm: Phát hiện mật độ đám đông, càng đông càng nguy hiểm. Ví dụ dưới 5 người/m2 thì không sao nhưng lên tới 8 - 10 người/m2 thì rủi ro càng cao.

·       Hãy rời khỏi sự kiện khi cảm thấy quá đông, quá nguy hiểm, hãy tiết kiệm thời gian cho dịp khác. Không chỉ có thể thao, lễ hội mà ngay cả sự có nguy hiểm cháy nổ, tai nạn giao thông… cũng không nên đến xem.

·       Giữ bình tĩnh để xác định tình thế đang xảy ra, sự cố là gì, cháy, nổ, sập công trình hay chen lấn.. Hãy đứng vững, không để đồ đạc xuống đất để tránh ngã, nếu gã sẽ lập tức bị đè lên.

·       Trong những phút đầu tiên, tuyệt đối không chạy theo đám đông. Khả năng bị kẹt lại trong đám đông rất cao nếu nhiều người chạy về một hướng.

·       Đừng xô đẩy mà hãy di chuyển cùng đám đông theo phản ứng “nước chảy bèo trôi” để di chuyển theo dòng người vượt qua nguy hiểm.

·       Nên duy trì khả năng thở ở mức cao nhất vì thiếu oxy sẽ dẫn đến tử vong. Hãy đưa hai tay ra ngay trước ngực và giữ chúng ở đó như võ sĩ quyền anh. Cách làm này tạo ra  một khoảng trống đủ để tiếp tục thở.

·       Tránh xa các vật rắn, cột sắt, tường vây, cánh cửa…dễ bị chặn lại và dồn vào tình thế nguy hiểm

·       Giúp đỡ những người khác để cùng nhau vượt nạn, việc làm này tạo ra một bầu không khí tích cực, hữu ích, giúp người khác làm theo, giảm hiểm nguy khi chen lấn giẫm đạp.

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?