Viêm da cơ địa, gọi dân dã là chàm, eczema… là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Do chưa hiểu hết nguyên nhân nên vẫn chưa có giải pháp trị tận gốc, dứt điểm.
Đôi nét về viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa (Atopic eczema, Atopic dermatitis) hay còn gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa …. là bệnh lý biểu hiện cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính, bệnh lý khiến da ửng đỏ, ngứa, khô và nứt nẻ. Trong tên gọi tiếng Anh này, ‘Atopic’ có nghĩa là nhạy cảm với các chất gây dị ứng. Bệnh thường gặp ở trẻ trước sinh nhật đầu tiên nhưng cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, có xu hướng bùng phát nhiều đợt cấp theo từng chu kỳ, đôi khi xuất hiện cùng với hen phế quản hoặc sốt.
Viêm da cơ địa là tên của một nhóm các tình trạng da gây ra da khô, bị kích thích. Các loại bệnh chàm khác bao gồm: chàm da, viêm da tiếp xúc (khi cơ thể tiếp xúc với một chất cụ thể), bệnh chàm giãn tĩnh mạch, bệnh chàm seborrhoeic (chàm mảng đỏ, có vảy phát triển ở hai bên mũi, lông mày, tai và da đầu), eczema dyshidrotic (chàm làm cho các mụn nước nhỏ phun ra trên lòng bàn tay)….
Triệu chứng điển hình của bệnh là các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều nên da bị dày, bệnh nặng hơn bởi chu kỳ “ngứa-gãi” xảy ra liên tục, đôi khi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bệnh có yếu tố di truyền, gia đình, hay xuất hiện ở những người có bệnh dị ứng khác như hen, viêm mũi dị ứng. Có tới 35% trẻ viêm da cơ địa có biểu hiện hen trong cuộc đời. Chẩn đoán không khó, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, nồng độ IgE trong máu thường tăng cao.
Tại Việt Nam, tỷ lệ viêm da cơ địa chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám. Tuổi phát bệnh thường vào hai tháng đầu, có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu, 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6-20 tuổi. Rất hiếm bệnh nhân phát bệnh khi trưởng thành.
Nguyên nhân gây bệnh
Như đề cập, nguyên nhân chính xác chàm da chưa hiểu rõ, thường gặp ở những người hay bị dị ứng. Bệnh có yếu tố di truyền, 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này còn nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì con cái có nguy cơ bị bệnh lên tới 80%. Triệu chứng chính của viêm da cơ địa là ngứa, mang tính mạn tính và tái phát. Nếu ở trẻ thường có hình thái chàm khu trú ở mặt còn người lớn thì dày sừng nang lông da, sần sùi. Người bệnh có tiền sử như hen, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa. Bệnh thường có biểu hiện là khô da, ban đỏ, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen.
Điều trị viêm da cơ địa thế nào?
Do chưa rõ nguyên nhân nên chữa trị còn gặp nhiều khó khăn, chỉ mang tính tình thế, tập trung vào mục tiêu giảm triệu chứng và ngăn ngừa các đợt cấp, dưỡng ẩm da thường xuyên, bôi thuốc dạng kem hoặc mỡ, sử dụng corticosteroid tại chỗ để giảm sưng, đỏ và ngứa. Bôi kem dưỡng ẩm rất cần thiết vừa có tác dụng chống khô da vừa có tác dụng tránh ngứa, hạn chế tái phát.
1. Kinh nghiệm chữa bệnh viêm da cơ địa bằng mẹo dân gian tại nhà
Đối với những bệnh nhân đã được kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán viêm da cơ địa, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên kết quả để xem xét và chỉ định phương pháp can thiệp thích hợp nhất. Thông thường bệnh nhân sẽ được yêu cầu dùng thuốc bôi, thuốc uống hoặc kem. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, bệnh nhân có thể tận dụng nguyên liệu thiên nhiên để hỗ trợ kiểm soát bệnh lý hoặc kiểm soát triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa nhẹ.
Theo kinh nghiệm điều trị viêm da cơ địa của các bệnh nhân, việc sử nguyên liệu thiên nhiên cũng có tác dụng chữa bệnh cao. Rất đa dạng như chườm lạnh giảm ngứa ngáy, đau rát và hỗ trợ làm lành tổn thương do viêm da cơ địa.
Dùng một túi vải đựng vài viên nước đá để áp trực tiếp lên vùng da đang bị tổn thương, tần xuất 3 lần/ngày hoặc khi có cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu, mỗi lần thực hiện 10 phút.
Ngoài ra có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc hòa tan vào nước ấm muối biển tự nhiên để tắm hoặc vệ sinh những khu vực có tổn thương da sáu đó dùng nước sạch vệ sinh lại vùng da bệnh, tần suất 2 – 3 lần/ tuần.
Tắm nước lá thảo dược như lá bạc hà, lá trà xanh, lá trầu không, lá ngải cứu, lá khế, kinh giới, lá tía tô… có khả năng làm dịu nhanh tình trạng viêm sưng, kháng viêm, sát trùng, cấp ẩm và cải thiện tình trạng da khô ráp. Bôi trực tiếp nha đam lên các tổn thương da mỗi ngày 1 lần để kiểm soát triệu chứng và chữa bệnh viêm da cơ địa.
Tư vấn cho gia đình bệnh nhân không dùng đồ len dạ cho trẻ, những người chăm sóc trẻ cũng cần tránh mặc đồ len dạ khi tiếp xúc với trẻ. Trường hợp nặng cần dùng thuốc nhất thiết phải có chỉ định chặt chẽ của bác sĩ. Một số phương pháp điều trị khác như UVA, UVB, các thuốc như cyclosporin…
Phác đồ điều trị cho bệnh nhân viêm da cơ địa tập trung vào chống khô da bằng các thuốc dưỡng ẩm, bôi corticosteroid trong thời gian ngắn, sau đó duy trì bôi tacrolimus kết hợp dưỡng ẩm thời gian dài để tránh tái phát. Phòng ngừa nhiễm tụ cầu bằng thuốc kháng sinh bôi hoặc uống…
Địa chỉ khám - chữa bệnh xã hội & da liễu uy tín: https://benhxahoi.andongclinic.vn/nhung-can-benh-lay-qua-duong-quan-he-tinh-duc-thuong-gap-32.html?bl1
Địa chỉ khám - chữa bệnh xã hội & da liễu uy tín:
https://benhxahoi.andongclinic.vn/nhung-can-benh-lay-qua-duong-quan-he-tinh-duc-thuong-gap-32.html?bl1