Bệnh đậu mùa khỉ, những điều cần biết để phòng tránh, chữa trị

Thứ ba - 02/08/2022 14:43
Không phải đến bây giờ mà tại nhiều nơi trên thế giới bệnh đậu mùa khỉ đã từng xuất hiện nhiều đợt. Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tính đến cuối tháng 7-2022 và sau 2 tháng, dịch đã lan ra 78 nước, rất có thể trở thành "Covid-19 thứ hai".
   Nguồn gốc bệnh đậu mùa khỉ
   Theo WHO, bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox), gọi tắt MPX, là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, diễn ra ở một số động vật bao gồm cả con người. Bệnh xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1958 ở những con khỉ trong phòng thí nghiệm. Những trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở người được tìm thấy vào năm 1970 tại CHDC Congo.  
 
   MPX có triệu chứng tương tự như thủy đậu, bắt đầu bằng sốt, nhức đầu, đau cơ, sưng hạch và mệt mỏi. Các triệu chứng theo sau là phát ban hình thành mụn nước và lớp vỏ ngoài. Thời gian từ khi tiếp xúc đến khi xuất hiện các triệu chứng vào khoảng 10 ngày và kéo dài 2 đến 5 tuần. MPX có thể lây lan từ việc xử lý thịt rừng, vết cắn hoặc vết xước của động vật, chất tiết dịch cơ thể, vật nhiễm bẩn hoặc tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh.
 
   Sự lây truyền cũng có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi (có thể dẫn đến bệnh đậu khỉ bẩm sinh) hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh. Mặc dù tiếp xúc cơ thể gần gũi là một yếu tố nguy cơ lây truyền được nhiều người biết đến, nhưng tại thời điểm này vẫn chưa rõ liệu bệnh đậu khỉ có thể lây truyền cụ thể qua đường tình dục hay không.
 
   Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ là dấu hiệu để xác định khỉ mắc bệnh do chưa lây lan nhanh nên các nhà nghiên cứu luôn không ngừng tìm tòi để biết rõ nguyên nhân.
Nhận biết đậu mùa khỉ để phòng tránh và chữa trị
   Dấu hiệu nhận biết và giải pháp phòng ngừa đậu mùa khỉ?  
   Trước tiên nguy cơ lây bệnh được xác định có thể là liên quan đến vấn đề giọt bắn ở đường hô hấp. Khi sống chung hay dùng chung đồ với người mắc bệnh đậu mùa khỉ thì con người cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên hiện tại những trường hợp được ghi nhận là mắc đậu mùa khỉ chủ yếu rơi vào trẻ nhỏ.
 
   Triệu chứng các ca bệnh ghi nhận đều thấy rằng biểu hiện ban đầu là sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết và kiệt sức. Với người bệnh đã khởi phát cơn sốt phần lớn người bệnh đều nổi ban kèm ngứa ngáy 1 - 3 ngày.
 
   Mặt là bộ phận đầu tiên xuất hiện và sau đó sẽ lan rộng sang các bộ phận còn lại trên cơ thể. Ban đầu mụn có mủ nước sẽ chỉ xuất hiện lưa thưa nhưng sau đó sẽ phát tán và số nốt có thể đến hàng nghìn.
 
   Bên trong mỗi nốt mụn chứa đầy dịch được gọi là mủ. Khi điều trị tốt chúng sẽ dần đóng vảy và tiêu biến dần đến khi da trở lại trạng thái bình thường.
 
   Phòng tránh, xử lý khi phát hiện triệu chứng
   Bệnh đậu mùa khỉ có 3 con đường lây nhiễm chính cần lưu tâm: Lây nhiễm thông qua vết xước, vết cắn mà động vật cắn đã nhiễm vi rút; Người ăn thịt động vật và động vật bị ăn thịt đó đang nhiễm bệnh; Người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Hiện ngành y đang vào cuộc để tìm ra nguyên nhân bùng phát dịch.
 
   Theo Trung tâm Kiểm soát & Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), sự gia tăng các ca bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới, nhiều người trong số họ chưa từng đến châu Phi cũng như tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, khiến dịch cơ thể trở thành con đường lây truyền dễ dàng nhất.
 
   Về vắc xin phòng ngừa các bác sĩ vấn trong quá trình nghiên cứu điều chế. Tuy nhiên bệnh còn khá mới chưa hoàn toàn có đủ dữ liệu thông tin nên chưa thể cho ra sản phẩm đảm bảo chính xác. Các vắc xin sẽ tiếp tục được phân tích thêm và thí nghiệm để có nhiều dữ liệu phản ứng. Khi vắc xin đảm bảo công hiệu lẫn an toàn bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng cho con người.
 
   Hiện tại phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ đang được sử dụng biện pháp cách ly đồng thời là tiến hành vệ sinh sạch sẽ. Vì nghiên cứu cho thấy sau 2 -4 tuần người mắc bệnh sẽ giảm nhẹ triệu chứng và bắt đầu tự khỏi bệnh. Tuy nhiên khi nhiễm bệnh mọi người nên khám và sử dụng thuốc chống virus theo chỉ định bác sĩ để ngăn chặn mối nguy tiềm ẩn do bệnh đậu mùa khỉ gây ra.
 

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?