CĂN BỆNH AI CŨNG TỪNG GẶP - Những điều cần biết về viêm Amidan (phần 2)

Thứ bảy - 15/07/2023 07:08
Viêm amidan là bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng nhưng thường gặp nhất ở trẻ em. Amidan gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho vùng họng của người bệnh. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng khi không được điều trị kịp thời vẫn có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn.
bs nguyen khoi phuc
BS CKI. NGUYỄN KHÔI PHỤC
Trưởng khoa Tại Mũi Họng Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

I. Viêm amidan kéo dài bao lâu?

Nó phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu do vi khuẩn và được dùng thuốc kháng sinh, sẽ  khỏe hơn trong vòng hai đến ba ngày sau khi bắt đầu điều trị. Vì các trường hợp viêm amidan do virus không được điều trị bằng kháng sinh, nên cần theo dõi và kiểm soát các triệu chứng một cách thận trọng. Có thể mất đến bảy ngày để người bệnh cảm thấy tốt hơn. Nếu tình trạng không cải thiện, nên tìm đến các nguyên nhân khác.

II. Viêm amidan được điều trị như thế nào?

Việc điều trị viêm amidan phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Ở những người khỏe mạnh với các triệu chứng nhẹ, viêm amidan có khả năng khỏi trong vòng một tuần bằng các biện pháp đơn giản như nghỉ ngơi, bù nước và dùng thuốc paracetamol.

Ở những bệnh nhân có triệu chứng viêm nặng hoặc kéo dài, bác sĩ sẽ quyết định việc dùng kháng sinh. Thuốc kháng sinh như penicillin thường có hiệu quả để điều trị hầu hết các trường hợp viêm amidan do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh cũng được sử dụng cho những người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khiến họ có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng.
 
Trong một nhóm nhỏ những người bị viêm amidan, thuốc kháng sinh đường uống không hiệu quả khi nhiễm trùng. Những bệnh nhân này thường được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để đánh giá và cân nhắc sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch mạnh hơn. Một số cá nhân bị viêm amidan tái phát có thể cần nhiều thời gian nghỉ làm hoặc trẻ phải nghỉ học. Những bệnh nhân này thường được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để xem xét cắt amidan. Cắt amidan loại bỏ amidan bằng phẫu thuật để ngăn ngừa các đợt viêm amidan tái phát.

III. Viêm amidan phòng ngừa thế nào ?

1. Đối với trẻ nhỏ

Ngoài việc đưa đi khám khi những dấu hiệu viêm amidan xuất hiện, nên phối hợp điều trị với bác sĩ, cha mẹ còn cần phải chăm sóc trẻ đúng cách như chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp vận động giúp nâng cao đề kháng tránh tái phát. Bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe cho trẻ, bao gồm: trái cây (dâu tây, các loại quả mọng…), rau xanh (bông cải xanh, rau bina và cà rốt) và các loại vitamin (vitamin C, E, A) làm giảm tình trạng viêm, khó thở ở trẻ. Tuân thủ lịch tái khám theo chỉ định và liệu trình của bác sĩ để  tránh tái phát và biến chứng.

2. Đối với người lớn

Bệnh viêm amidan ở người lớn rất dễ tái phát, nhất là gặp các điều kiện thuận lợi như thời tiết thay đổi, người có tiền sử mắc các bệnh hô hấp hay thường xuyên hút thuốc, ăn uống không lành mạnh. Do đó, mỗi người cần chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình như nghỉ ngơi hợp lý ; sử dụng thức ăn mềm; súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước muối; hạn chế sử dụng các thực phẩm, thức uống làm bệnh tình nặng thêm; giữ không gian sống sạch sẽ, giữ ấm vùng họng khi thời tiết thay đổi… Ngoài ra, mọi người nên duy trì cuộc sống khoa học, tích cực, lành mạnh, ăn uống đủ chất , hạn chế cuộc sống tĩnh tại, nằm nhiều, ngồi nhiều, tăng cường vận động thể chất.

.......

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH ứng dụng công nghệ Coblator, dao Plasma phẫu thuật cắt amidan, nạo VA an toàn, không đau, nhanh hồi phục: Thời gian phẫu thuật chỉ 30 phút, sử dụng ít thuốc mê, người bệnh hồi tỉnh sau 10 phút, có thể nói chuyện, ăn uống sau phẫu thuật 3 giờ và xuất viện sau 24 giờ, không tái phát áp xe quang amidan, không ảnh hưởng giọng nói.

standy may coblator ii2
Hệ thống phẫu thuật: COBLATOR II

Máy ReFlex Ultra điều trị rối loạn tắc nghẽn đường hô hấp trên, bao gồm TẮC NGHẼN MŨI MÃ TÍNH, VIÊM VA VÀ NGÁY...

Kỹ thuật tạo kênh dưới niêm mạc của Coblation vừa loại bỏ vừa thu nhỏ mô mềm mà vẫn giữ nguyên lớp niêm mạc, cấu trúc vùng mũi hầu không bị xáo trộn 

 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?