1. Tỉnh Hà Giang đã ghi nhận hơn 30 ca mắc bạch hầu
Theo Trung tâm Y tế huyện Mèo Vạc, Hà Giang, ngày 24-8-2023 địa phương ghi nhận một ca tử vong do mắc bệnh bạch hầu là tên V.M.D. (15 tuổi, dân tộc Mông). Thời gian gần đây, D. không đi khỏi địa phương, cũng không tiếp xúc với người bệnh, gia đình không ai mắc bệnh tương tự. Đây là trường hợp đầu tiên mắc bệnh bạch hầu và tử vong tại tỉnh này trong gần 20 năm qua.
Ngay sau khi ghi nhận ca mắc bệnh bạch hầu, Bệnh viện Đa khoa huyện Mèo Vạc đã tiến hành xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ, qua đó điều trị cho hơn 30 bệnh nhân nghi mắc bệnh bạch hầu, thành lập khu điều trị, cách ly tại khoa truyền nhiễm.
Trước đó, từ cuối tháng 4-2023, tỉnh Điện Biên ghi nhận nhận 3 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, chưa xác định rõ nguồn lây, tập trung tại bản Pa Ít, xã Huổi Mí, huyện Mường Chà. Hai trẻ mắc bạch hầu là G.T.N.Q. (2 tuổi) và G.V.D. (11 tuổi), bệnh nhân thứ 3 là L.V.T (22 tuổi) phát bệnh vào ngày 23/8/2023.
Theo Bộ Y tế, vài năm trở lại đây, tại Tây Nguyên và gần đây nhất là một số tỉnh miền núi phía Bắc bắt đầu có ghi nhận những ca bệnh tái quay trở lại. Hầu hết các địa phương này thuộc vùng sâu vùng xa, tỉ lệ tiêm vắc xin giảm hoặc gián đoạn dẫn đến ca bệnh tăng. Do bạch hầu lây truyền qua đường hô hấp, giọt bắn, vật dụng hằng ngày nên dễ lây lan, đặc biệt với những người không có miễn dịch với bệnh. Vì vậy, cần phòng tránh tốt như khử khuẩn, đeo khẩu trang, vệ sinh sạch sẽ…
2. Đôi nét về bệnh bạch hầu
Bạch hầu là bệnh vừa nhiễm trùng lại vừa nhiễm độc với các tổn thương nghiêm trọng do ngoại độc tố của khuẩn bạch hầu, tên khoa học là Corynebacterium diphtheria (CD) gây ra. Vi khuẩn từ các mảng trắng có thể tiết ra nội độc tố, dễ gây suy hô hấp và tuần hoàn, liệt khẩu, làm thay đổi giọng nói, sặc và khó nuốt khi ăn uống và gây lú lẫn. Nặng có thể hôn mê, tử vong. Một số trường hợp biến chứng viêm cơ tim hay viêm dây thần kinh ngoại biên. Ở những người không được tiêm phòng, hoặc không được điều trị kịp thời, 10% tử vong mặc dù đã dùng kháng sinh và sử dụng thuốc chống huyết thanh.
3. Nguyên nhân và cách lây lan
Vi khuẩn bạch hầu thường lây từ người sang người qua các giọt hô hấp, như ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra, có thể lây bệnh do chạm vào vết loét bị nhiễm trùng. Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng. Vi khuẩn thường lây nhiễm nhất là hệ hô hấp, bao gồm các bộ phận liên quan đến đường khí thở.
Khi vi khuẩn xâm nhập và bám vào lớp lót của hệ hô hấp, nó có thể gây suy yếu, đau họng, sốt nhẹ, sưng các tuyến cổ. Vi khuẩn tạo ra một chất độc giết chết các mô khỏe mạnh trong hệ hô hấp. Trong vòng 2-3 ngày, các mô chết tạo thành một lớp phủ dày, màu xám có thể tích tụ trong cổ họng hoặc mũi. Nếu chất độc xâm nhập vào dòng máu, nó có thể gây tổn thương tim, thần kinh và thận.Vi khuẩn cũng có thể nhiễm trùng da, gây các vết loét mở. Tuy nhiên, nhiễm trùng bạch hầu hiếm khi dẫn đến bất kỳ bệnh nghiêm trọng nào khác.
Các biến chứng do bệnh bạch hầu đường hô hấp gồm tắc nghẽn đường khi thở, tổn thương cơ tim, tổn thương thần kinh (bệnh đa dây thần kinh), mất khả năng di chuyển (tê liệt) và suy thận. Ngay cả khi được điều trị, khoảng 1/10 bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu hô hấp bị tử vong, và tăng lên 5/10 nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
4. Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán và điều trị phụ thuộc vào loại bệnh bạch hầu mắc phải. Điều trị nhanh chóng và hiệu quả là khi phát hiện chính xác bệnh nhờ thăm khám và làm các xét nghiệm. Bác sĩ có thể lấy mẫu từ vết loét mở hoặc kín để thử và phát triển vi khuẩn. Nếu vi khuẩn phát triển và tạo ra độc tố (chất độc),thì chắc chắn bệnh nhân đã mắc bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, vi khuẩn cần có thời gian để phát triển, vì vậy điều quan trọng là bắt đầu điều trị ngay nếu thấy dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu đường hô hấp. Sau khi bệnh nhân kết thúc của điều trị toàn diện, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để đảm bảo vi khuẩn không còn trong cơ thể bệnh nhân nữa.
5. Phòng ngừa
Theo các chuyên gia, tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Người dân cần tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng: tiêm phòng lúc trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi, 3 lần cách nhau 30 ngày. Tiêm nhắc lại lúc trẻ 18-24 tháng tuổi, 4-6 tuổi và sau mỗi 10 năm. Việc tiêm nhắc lại đặc biệt quan trọng nếu người khỏe đi đến các khu vực thường gặp bệnh bạch hầu.
Tại Việt Nam, để phòng ngừa bệnh bạch hầu, Bộ Y tế đã có áp dụng Chương trình Tiêm chủng quốc gia (TCMR). Chương trình khuyến cáo dùng vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib – viêm gan B (DPT-VGB-Hib): tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi. Vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván, tiêm khi trẻ 16-18 tháng tuổi. Vắc vắc xin bạch hầu – uốn ván cho nhóm người lớn có nguy cơ cao, chỉ được sử dụng trong chiến dịch khi có dịch bệnh chứ không tiêm phổ cập.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác