Có nên kết hợp Đông dược và Tây dược trong chữa bệnh?

Thứ ba - 09/05/2023 13:08
Nhiều người có quan niệm thuốc Đông y ít độc hơn Tây y nên lạm dụng và sử dụng không theo chỉ định của bác sĩ. Hoặc đột ngột chuyển từ Tây sang Đông y. Việc tự ý kết hợp có thể làm tăng tương tác thuốc, làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
ds nguyen ba hong
DS. NGUYỄN BÁ HỒNG
Trưởng khoa Dược Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

Ở chiều tích cực

Đại học Hertfordshire, Anh vừa thực hiện nghiên cứu, phát hiện thấy việc dùng kết hợp một số thuốc chữa bệnh với thuốc bổ có thể mang lại lợi ích nhất định, làm tăng tác dụng của cả hai.  Cụ thể như một số trường hợp sau:

  • SSRI và ginkgo:
SSRI là thuốc chống trầm cảm (chất ức chế tái hấp thụ serotonin) có thể gây ra các tác dụng phụ, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, khó đạt cực khoái. Chiết xuất ginkgo biloba nếu dùng chung với thuốc SSRI (fluoxetine và sertraline) sẽ khắc phục những tác dụng phụ này. Một thử nghiệm cho thấy Ginkgo biloba có hiệu quả làm giảm tới 84% trong điều trị rối loạn chức năng tình dục do trầm cảm, đặc biệt  phụ nữ đáp ứng tốt hơn nam giới (91%/76%).
  • Thuốc giảm đau và vitamin C:
Vitamin C làm tăng tác dụng của thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin và morphine. Tác dụng này có được là do tác dụng kháng viêm của vitamin C, cũng như tác dụng giúp bảo vệ gan và thận khỏi tổn thương do paracetamol gây ra. Chưa hết, uống vitamin C có thể giúp lan tỏa thuốc giảm đau xa hơn, hạn chế dùng thuốc giảm đau. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Gây mê của Canada ở 80 người cho thấy bệnh nhân dùng 2g vitamin C trước khi phẫu thuật loại bỏ túi mật phải sử dụng ít morphine hậu phẫu hơn so với nhóm dùng giả dược.
  • Paracetamol và chiết xuất kế sữa:
Paracetamol làm giảm mức độ của một hóa chất gan có tên glutathione, đó là một trong những cách mà paracetamol có thể làm tổn thương gan. Chiết xuất từ ​​cây kế sữa  (Milk Thistle) đã làm tăng mức glutathione, có tác dụng để bảo vệ tế bào gan khỏi độc tố, kể cả tác hại của paracetamol (và rượu). Một liều điển hình của chiết xuất kế  sữa trong các sản phẩm thảo dược truyền thống (THR) là 193mg-261mg.
  • Corticosteroid, canxi và vitamin D :
Những người dùng corticoid đường uống dài hạn (ví dụ như bệnh hô hấp nặng hoặc các bệnh tự miễn) có nguy cơ bị loãng xương cao. Lượng hấp thụ canxi và vitamin D rất quan trọng để giúp duy trì mật độ xương và thường được kê đơn cùng với thuốc corticoid.
  • Kháng sinh và vitamin K:

Sử dụng kháng sinh dài kỳ (như dùng để điều trị mụn trứng cá) có thể triệt tiêu việc sản xuất các yếu tố đông máu phụ thuộc vào vitamin K trong gan, cũng như tiêu diệt vi khuẩn probiotic sản sinh vitamin K cho cơ thể. Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin K, và bổ sung vitamin tổng hợp có chứa vitamin K là ý tưởng tốt khi dùng thuốc kháng sinh nói chung.

Mặt trái dùng kết hợp Đông và Tây y cùng một lúc

20211222 025002 123494 uong thuoc dong y v max 1800x1800


Thông thường, Tây y chữa bệnh, còn Đông y là bồi bổ nhưng nếu lạm dụng đều biến lợi thành hại. Thuốc đông y hay các loại thực phẩm chức năng là thảo dược phải sử dụng đúng liều lượng thì mới an toàn và đặc biệt là không được tự ý sử dụng kết hợp với thuốc tây y một cách tùy tiện. Kết hợp đông tây y không đúng sẽ rất nguy hiểm. Ví dụ như khi sử dụng kết hợp thực phẩm chức năng bao gồm tỏi, gừng, lá bạch quả... chung với các thuốc kháng đông có thể gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của thuốc. Kết hợp sử dụng thêm nhân sâm chung với một số thuốc trị đái tháo đường có thể gây hạ đường huyết một cách nguy hiểm.

Cho dù Đông hay Tây  y đều có mặt tốt và hại như nhau, chính vì vậy người bệnh phải thật cẩn trọng khi sử dụng đông tây y kết hợp, không nên nghe lời truyền miệng hay quảng cáo về một vị thuốc nào đó rồi tự ý sử dụng. Việc sử dụng thuốc đông y lâu dài trong khi chưa biết nó chứa những thành phần nào rất bất lợi nếu dùng chung với thuốc tây y. Vì vậy, tuyệt đối không được kết hợp khi sử dụng thuốc đông tây y một cách tùy tiện. Nhất thiết phải tư vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Theo Hiệp hội Y học cổ truyền Anh (BHMA), nếu bị tiểu đường, cần phải kiểm tra liệu thuốc bổ sung có ảnh hưởng đến kiểm soát glucose hay không. Nếu đang dùng thuốc làm loãng máu, điều quan trọng là phải biết rõ các tương tác để ngăn ngừa mức loãng máu quá đà hoặc dưới mức quy định.

Nếu bị huyết áp cao, cần kiểm tra xem thảo dược hay thuốc bổ có ảnh hưởng đến kiểm soát huyết áp hay không. Khi dùng thuốc, cần đọc kỹ nhãn mác để biết các tương tác của thuốc với thảo dược hoặc thực phẩm dưỡng sinh, nhất là trong bối cảnh thảo mộc và thuốc bổ chưa được thử nghiệm đầy đủ về tác dụng phụ, kể cả với đồ ăn, thức uống. Thảo dược và thực phẩm dưỡng sinh, thuốc bổ có thể tương tác với tây dược theo nhiều cách, có thể tăng hoặc giảm sự hấp thụ của thuốc vào cơ thể; hiệu ứng bên trong tế bào; phản ứng bất lợi trong gan; tốc độ rã thuốc của cơ thể qua gan, thận hoặc ruột.

Qua nghiên cứu, khoa học phát hiện thấy tương tác bất lợi của ba nhóm thuốc với rau xanh. Như warfarin sẽ gây ức chế tác dụng của vitamin K, tạo ra hiện tượng protein cục đông máu trong gan như súp lơ, bông cải xanh, rau chân vịt, rau mầm brussels, măng tây, xà lách và bơ. Dùng paracetamol (acetaminophen) ở mức trên 9g/tuần với warfarin có thể làm tăng nguy cơ bị đông máu gấp 10 lần, dẫn đến xuất huyết như đột quỵ chẳng hạn.

Ngoài ra, một loại thảo dược truyền thống cũng không nên kết hợp với thuốc tránh thai, như St John's Wort với HRT (liệu pháp thay thế hormone). Nó có thể ảnh hưởng đến hệ thống enzyme của gan phá vỡ nhiều loại thuốc trong cơ thể. Để đảm bảo lợi thế cao nhất không nên uống thuốc bổ, dược thảo với cà phê hoặc trà, vì các tannin và hợp chất trong đồ uống có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ một số khoáng chất. Chưa hết, độ nóng của đồ uống này có thể phá hủy các vi sinh vật sống, tức lợi  khuẩn và làm giảm hiệu quả thuốc bổ .
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?