Giải đáp nhanh thắc mắc về sốt xuất huyết Dengue

Thứ bảy - 13/05/2023 09:45
Do thời tiết nóng ẩm, số ca sốt xuất huyết Dengue (SXH) do muỗi gây ra đang có xu hướng gia tăng. Thậm chí có ca nhập viện muộn có thể gặp nhiều biến chứng nặng thậm chí tử vong. Dưới đây là những giải đáp hữu ích giúp chúng ta phòng ngừa, chữa trị hiệu quả hơn.
bs ckii mai van minh
BSCKII. MAI VĂN MINH
Phụ trách Hồi sức - Cấp cứu Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

1. Bệnh SXH truyền qua muỗi vằn

Theo Bách khoa thư mở, SXH do virus là một nhóm các bệnh do một số họ virus như Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae và Flavivirus. Một số loại virus có thể gây bệnh nhẹ như sốt Nephropathia Scandinavia, trong khi đó một số loài khác có thể gây bệnh tương đối nặng, thậm chí có thể gây tử vong, chẳng hạn như sốt Lassa, virus Marburg, Bệnh virus Ebola, sốt xuất huyết Bolivia, Hantavirus (sốt xuất huyết Triều Tiên), sốt xuất huyết Crimea-Congo, và sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh sốt cao có xuất huyết, có thể quy vào các chứng ôn dịch, thời độc, thử táo dịch hoặc thấp nhiệt.

Sốt xuất huyết được truyền qua muỗi, đặc biệt là muỗi vằn. Bệnh sốt xuất huyết dengue là bệnh nhiễm vi rút dengue cấp tính do muỗi muỗi vằn Aedes aegypti truyền sang. SXH được ghi nhận cách đây hơn hai thế kỷ, nhưng lại có xu hướng liên tục tăng trong vòng 50 năm gần đây. Tại Việt Nam, tỷ lệ người trên 15 tuổi mắc SXH tại các tỉnh phía Nam tăng từ 35% năm 1999 lên đến 60% năm 2017, trong đó, người lớn bị SXH lại dễ tử vong hơn so với trẻ em.

2. SXH và sốt phát ban xuất hiện cùng 1 lúc thì phải làm gì?

vet muoi dot 14360046


Theo giới y khoa, nếu nơi nào đó bùng phát 2 ổ dịch là sốt xuất huyết và sốt phát ban (Dengue and Scrub typhus) cùng một lúc, mối nguy hiểm tăng bởi việc phân biệt hai dạng sốt này rất khó vì cả hai dạng đều chia sẻ các điểm tương đồng như triệu chứng và mô hình theo mùa. Nếu sốt phát ban bị nhầm với sốt xuất huyết thì bệnh nhân không được kê đơn dùng thuốc doxy hoặc azithro, nó sẽ trở nên nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.

3. Liệu pháp điều trị SXH Dengue mới nhất?

Kể từ khi tiêm vaccine phòng SXH có hiệu quả một phần (Dengvaxia) được đưa ra dùng tại 11 quốc gia Mexico, Philippines, Indonesia, Braxin, El Salvador, Costa Rica, Paraguay, Guatemala, Peru, Thái Lan và Singapore. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ nên sử dụng giới hạn ở các khu vực nơi mà bệnh đang phổ biến bởi tiêm chủng thực sự có thể làm tăng nguy cơ SXH ở những người chưa từng bị nhiễm virus SXH do cơ chế tăng cường phụ thuộc kháng thể. Sau Dengvaxia, các phương thức trị liệu khác hiện đang trong các giai đoạn phát triển.

Sở dĩ "nhu cầu y tế chưa được đáp ứng" cho việc điều trị SXH Dengue là do các điểm nóng đang nằm trong bộ gene 11 kb ssRNA của virus này. Bất kỳ liệu pháp cụ thể nào, từ phân tử nhỏ (hóa học), sinh học, RNAi, kháng thể, hay dược thảo .... đều nhắm mục tiêu vào "gen quan trọng" trong bộ gen, tuy nhiên, các dụng cụ chẩn đoán hiện đang có sẵn dưới dạng miễn phí hay với giá hợp lý.

4. Vì sao SXH lại làm giảm tiểu cầu và cách khắc phục?

Theo WHO, giảm tiểu cầu được xem là một tiêu chí đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, ở mức  tiểu cầu dưới 150.000/mm3 (< 150 G/L). Tiểu cầu là các tế bào máu nhỏ được sản xuất trong tủy xương. Tiểu cầu giảm trong sốt xuất huyết có nghĩa là mất khả năng đông máu và không thể chống lại các nhiễm trùng. Để làm tăng tiểu cầu, mọi người có thể áp dụng một số cách đơn giản dưới đây bằng cách ăn uống đã được khoa học nghiên cứu.

Nguyên nhân chính gây ra tiểu cầu thấp trong SXH  là do ức chế tủy xương. Nguyên nhân bổ sung khác có: Một, liên kết kháng nguyên virus với tiểu cầu với sự hiện diện của kháng thể đặc hiệu với virus có thể phá hủy tiểu cầu. Hai, các tế bào nội mô mạch máu bị nhiễm virus SXH được kết hợp với tiểu cầu và có xu hướng phá hủy tiểu cầu. Ba, kháng thể được tạo ra sau khi nhiễm virus SXH có thể góp phần phá hủy tiểu cầu, khiến số lượng tiểu cầu giảm và dẫn đến chảy máu nghiêm trọng khi bị SXH.

Để tăng tiểu cầu nên áp dụng một số cách sau:

-        Đu đủ có thể giúp tăng số lượng tiểu cầu thấp chỉ trong vài ngày, đây là phát hiện của Viện Khoa học và Công nghệ châu Á tại Malaysia. Đặc biệt là nước ép lá đu đủ có thể làm tăng số lượng tiểu cầu cho những người được chẩn đoán mắc bệnh sốt xuất huyết. Ăn đu đủ chín hoặc uống một ly nước ép đu đủ với một ít nước cốt chanh 2 hoặc 3 lần mỗi ngày. Có thể giã một vài lá đu đủ bỏ cuống sau đó vắt lấy nước ép. Uống 2 muỗng canh nước ép đắng này 2 lần một ngày.

-        Bí ngô: Đây là thực phẩm hữu ích để cải thiện số lượng tiểu cầu thấp sau khi bị SXH. Nó rất giàu vitamin A giúp hỗ trợ phát triển tiểu cầu đồng thời điều chỉnh các protein được sản xuất trong các tế bào, điều này rất quan trọng để nâng cao số lượng tiểu cầu. Trong ly nước ép bí ngô tươi, chỉ cần thêm 1 muỗng cà phê mật ong và uống 2 hoặc 3 lần một ngày. Ngoài ra, có thể ăn bí ngô bằng cách dùng cháo, súp bí ngô, làm món hầm, sinh tố và đồ nướng... 

-        Rau bina (Spinach) hay còn gọi là rau chân vịt, hoặc bó xôi,  rất giàu vitamin K, thường được sử dụng để điều trị chứng rối loạn tiểu cầu. Vitamin K còn giúp cho quá trình đông máu do đó, nó làm giảm nguy cơ chảy máu quá nhiều. Đun sôi 4 hoặc 5 lá rau bina tươi trong 2 cốc nước vài phút. Để nguội, và trộn vào 1/2 ly nước ép cà chua. Uống 3 lần/ngày hoặc ăn trực tiếp dưới dạng món salad, nước sinh tố, món ăn phụ hoặc súp theo sở thích của mỗi người.

-        Bổ sung Vitamin C: Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Japanese Journal of Hematology (Nhật Bản) thì vitamin C hay còn gọi là axit ascorbic có tác dụng cải thiện số lượng tiểu cầu. Đây là chất chống oxy hóa tiềm ẩn, dùng liều cao cũng ngăn ngừa tổn thương trung gian gốc tự do của tiểu cầu. Cơ thể cần 400 đến 2.000 mg vitamin C mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi và sức khỏe tổng. Ăn thực phẩm giàu vitamin C như chanh, cam, cà chua, dưa đỏ, kiwi, rau bina, ớt chuông và bông cải xanh hay dùng vitamin C dưới dạng thuốc bổ theo ý kiến ​​bác sĩ. 

5. Nếu bị suy thận mạn tính lại mắc bệnh SXH thì phải làm gì?

Điều này phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh thận mạn tính (CKD). Giai đoạn 5 cần điều trị thay thận. Các biến chứng chính của SXH  nặng là hạ huyết áp do rò rỉ mao mạch, chảy máu & rối loạn chức năng nội tạng như AKI (Chấn thương thận cấp tính), viêm gan & viêm não. Điều trị chất lỏng đầy đủ là nền tảng của điều trị SXH nặng. Mục đích chính của điều trị trong giai đoạn 1-4 của CKD, với SXH là ngăn ngừa AKI trong CKD bằng liệu pháp điều trị đầy đủ. Bệnh nhân CKD giai đoạn 5 được lọc máu, nhưng cũng nên thận trọng khi sử dụng thuốc chống đông máu.

6. Cách chủ động phòng ngừa SXH ?

Chủ động phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người cần thực hiện thường xuyên các biện pháp phòng bệnh sau:

·       Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

·       Thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng (bọ gậy) bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

·       Hàng tuần nên dọn bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... để không cho muỗi đẻ trứng.

·       Nên ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

·       Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch, các chiến dịch diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường.

·       Khi mắc bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?