1. Xét nghiệm máu cần chuẩn bị những gì?
Một số xét nghiệm máu yêu cầu phải nhịn ăn trước. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ hướng dẫn không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, ngoại trừ nước, trong vài giờ trước khi lấy máu xét nghiệm. Các vitamin, khoáng chất, chất béo, carbohydrate và protein tạo nên tất cả thực phẩm và đồ uống có thể ảnh hưởng đến chỉ số nồng độ trong máu, làm mờ kết quả xét nghiệm.
Không phải tất cả các xét nghiệm máu đều yêu cầu phải nhịn ăn trước đó. Các xét nghiệm máu cần phải nhịn ăn bao gồm:
- Xét nghiệm đường huyết
- Kiểm tra chức năng gan
- Xét nghiệm cholesterol
- Kiểm tra mức độ chất béo trung tính (triglyceride)
- Xét nghiệm mức độ lipoprotein mật độ cao (HDL)
- Xét nghiệm mức độ lipoprotein mật độ thấp (LDL)
- Bảng chuyển hóa cơ bản
- Bảng chức năng thận
- Bảng lipoprotein
Nếu bác chỉ định xét nghiệm máu mới hoặc không đề cập đến việc nhịn ăn thì hãy hỏi lại bác sĩ cẩn thận xem có cần nhịn ăn không. Một số xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm máu ẩn trong phân, không yêu cầu nhịn ăn nhưng hạn chế một số loại thực phẩm. Thịt đỏ, bông cải xanh và thậm chí một số loại thuốc có thể tạo ra kết quả xét nghiệm dương tính giả.
2. Nên nhịn ăn bao lâu trước khi xét nghiệm máu?
Quãng thời gian cần nhịn ăn khác nhau tùy thuộc vào các xét nghiệm cụ thể. Đối với hầu hết các xét nghiệm, yêu cầu không được ăn uống bất cứ thứ gì ngoài nước trong 8 giờ trước khi kiểm tra. Đối với một vài xét nghiệm, có thể cần nhịn ăn trong 12 giờ.
Lên lịch kiểm tra càng sớm càng tốt. Nên ngủ đủ, số giờ để ngủ được coi là một phần của thời gian nhịn ăn, và không nhịn ăn bằng cà phê hoặc thức ăn khi bạn thức dậy.
3. Có thể uống cà phê nếu nhịn ăn trước khi xét nghiệm?
Ngay cả khi uống cà phê đen, đồ uống cà phê đều có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Lý do, nó có chứa caffeine và chất thực vật hòa tan, có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm. Cà phê cũng là một chất lợi tiểu, nó sẽ làm tăng số lần đi tiểu. Điều này có thể có tác dụng khử nước. Cơ thể càng thiếu nước, làm xét nghiệm máu càng khó, nhất là tìm tĩnh mạch để lấy máu hoặc gây căng thẳng cho cả hai.
4. Có thể uống rượu khi đang nhịn ăn trước xét nghiệm máu ?
Một số xét nghiệm máu, chẳng hạn như xét nghiệm đánh giá sức khỏe gan hoặc mức chất béo trung tính, có thể không được uống bất kỳ loại rượu nào trong vòng 24 giờ. Một lượng nhỏ rượu có thể tồn tại trong máu của bạn trong vài ngày. Nếu có bất kỳ lo lắng nào về việc uống rượu, hãy nói với bác sĩ để đổi lịch kiểm tra.
5. Có được uống nước trước khi xét nghiệm máu?
Mọi người có thể uống nước trước khi xét nghiệm máu, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn khác. Điều này khác với một số quy trình phẫu thuật, có thể yêu cầu bạn phải để bụng hoàn toàn trống rỗng. Nước đun sôi để nguội hoặc nước đóng chai đều được, nhưng không nên vắt chanh vào nước. Không nên uống nước có ga, có hương vị hay các loại khác, kể cả trà. Nước làm cho tĩnh mạch căng hơn, dễ nhìn thấy hơn khi lấy máu xét nghiệm.
6. Đối với trẻ có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu ?
Cũng giống như người lớn, trẻ em có thể cần xét nghiệm máu và cũng phải nhịn ăn. Bác sĩ nhi khoa sẽ cho biết trẻ nên kiêng ăn uống trong bao lâu.
Lên lịch xét nghiệm máu cho con và chuẩn bị một bữa ăn nhẹ để chúng ngay sau khi xét nghiệm máu xong. Nếu trẻ đã lén ăn vặt trong khi nhịn, thì nên dời lịch xét nghiệm vào dịp khác để nhận được kết quả chính xác.
7. Mẹ bầu có thể nhịn ăn khi xét nghiệm máu?
Có một số xét nghiệm máu có thể cần cho phụ nữ bầu bí. Chúng được thiết kế để đánh giá mọi mối lo tiềm ẩn đối với cả mẹ bầu lẫn em bé hoặc sau khi sinh con. Một số bài kiểm tra này sẽ yêu cầu phải nhịn ăn trước tùy theo từng xét nghiệm cụ thể.
Nhịn ăn thường an toàn nếu đang mang thai, nhưng phải có sức khỏe tốt và không có nguy cơ gây cho mẹ và bé. Để cảm thấy thoải mái, bác sĩ có thể khuyến cáo nên uống thêm nước, đặc biệt khi thời tiết quá nóng. Nhịn ăn có thể làm tăng chứng ợ nóng ở một số phụ nữ thai kỳ. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng khó chịu hoặc đáng lo ngại nào trong khi chờ lấy máu, thì hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức. Nếu không phải là bác sĩ sản phụ khoa, mẹ bầu cũng nên nói cho bác sĩ biết về việc mang thai của bản thân trước khi làm xét nghiệm máu.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác