1. Những biến chứng nan y do viêm amidan và VA
Các biến chứng thường gặp nhất của hai dạng viêm này là nhiễm trùng. Nhiễm trùng lây lan liền kề ngay ngoài nang amidan, viêm mô tế bào lan tỏa, viêm cân mạc hoại tử như:
· Viêm mô tế bào lan tỏa xuất hiện khi tình trạng viêm lan ra ngoài mô bạch huyết của amidan và liên quan đến niêm mạc hầu họng.
· Áp xe quanh amidan (PTA) do dịch mủ được tạo lập và được bao bọc giữa mô amidan và các cơ của thành họng bên.
· Hội chứng Lemierre, biến chứng hiếm gặp trong viêm amidan. Thường xuất hiện ở người trưởng thành trẻ tuổi. Thủ phạm là do vi khuẩn
Fusobacterium gutrophorum và một số vi khuẩn kị khí khác.
· Các biến chứng viêm amidan do liên cầu khuẩn nhóm A như sốt tinh hồng nhiệt trên 38 độ C, phát ban đỏ toàn thân, lưỡi dâu và hạch cổ to; viêm cầu thận cấp tính sau liên cầu; sốt thấp khớp; viêm khớp; viêm tim ; viêm khớp nhiễm trùng; huyết khối tĩnh mạch (hội chứng Lemierre); ngưng thở khi ngủ và nhiễm trùng tai ở trẻ nhỏ…
Các biến chứng viêm VA có thể dẫn đến viêm tai giữa cấp tính và có mủ. Đường thở bị bít tắc: cửa mũi sau bị tắc, việc thở bằng mũi bị cản trở, dịch ứ đọng và có mủ ở mũi.
Lỗ thông khí vào tai giữa bị bít tắc, gây viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mủ, thủng nhĩ có thể dẫn đến giảm thính lực.
Viêm VA mạn tính có thể gây viêm xoang, viêm tai giữa cấp, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản Trẻ không thở được bằng mũi, qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, xương hàm kém phát triển, răng hàm trên mọc lởm chởm, cằm nhô ra và to hơn. Ngoài ra, khi trẻ bị viêm VA có thể làm viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính làm cho trẻ sốt tăng lên, giọng nói khàn, thậm chí mất tiếng. Viêm VA cũng là một trong các nguyên nhân chính gây viêm amidan ở trẻ đã có amidan.
2. Phương pháp điều trị viêm amidan
Có rất nhiều phương pháp điều trị, chữa viêm amidan như:
· Dùng thuốc hay điều trị nội khoa
Khi đã xác định nguyên nhân do vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Người bệnh cần uống đúng và đủ liều theo chỉ định ngay cả khi các triệu chứng đã hết hẳn. Cần dùng thuốc đúng liều, thuốc thời hạn để tránh biến chứng như sốt thấp khớp và viêm thận nghiêm trọng.
· Phẫu thuật
Nếu đã áp dụng mọi biện pháp mà không lại hiệu quả bác sĩ khuyên dùng phẫu thuật cắt bỏ amidan để điều trị dứt điểm tình trạng viêm amidan. Cắt amidan giúp loại bỏ ổ viêm trong vùng hầu họng, cải thiện sức khỏe và hạn chế các bệnh về đường hô hấp.
Phẫu thuật viêm amidan bằng hệ thống nội soi ống mềm có khả năng quan sát sâu bên trong khe mũi, tai, họng và thanh quản chẩn đoán chính xác các bệnh viêm đường hô hấp trên.
Phẫu thuật cắt amidan cũng có thể được thực hiện nếu xảy ra các biến chứng khó kiểm soát như khó thở khi ngủ, thở và nuốt khó khăn. Riêng áp xe không cải thiện khi điều trị bằng kháng sinh.
Một số người không được chỉ định phẫu thuật cắt amidan như nhóm có rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải (Hemophilia A, B, C; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu…);
Bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ; Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định; người ở vùng đang có bệnh dịch; Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh v.v
Ngoài các phương phát trên hiện có thêm kỹ thuật Plasma giúp điều trị hiệu quả các bệnh viêm đường hô hấp trên, đặc biệt là viêm amidan. Thời gian phẫu thuật nhanh chóng, giảm thiểu tối đa nguy cơ chảy máu và hạn chế tổn thương các mô xung quanh và không gây biến chứng và tt đau cho người bệnh.
· Các bài thuốc dân gian, điều trị tại nhà
Súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày. Súc miệng bằng nước ấm pha hành ép, 2-3 lần mỗi ngày. Dùng gừng và mật ong ngâm, mỗi ngày, bạn ngậm gừng mật ong nhiều lần cho đến khi các triệu chứng viêm hết hẳn.
3. Phương pháp điều trị viêm VA
Hiện nay, y học phát triển chẩn đoán viêm VA bằng nội soi tai mũi họng qua đường mũi là khá phổ biến và hiệu quả, giúp xác định tình trạng viêm nhiễm và mức độ phì đại của VA.
Nếu viêm VA cấp tính, chưa có biến chứng, điều trị bằng thuốc là phương pháp được ưu tiên. Nhưng nếu viêm nhiễm tái diễn nhiều lần hoặc có biến chứng, thì cần can thiệp phẫu thuật. Điều trị viêm VA cấp tính sẽ tập trung vào giảm triệu chứng và nâng cao thể trạng người bệnh. Phương pháp điều trị thường bao gồm:
· Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
· Dùng thuốc giảm viêm, có thể phối hợp thêm kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm
· Kháng sinh toàn thân được áp dụng cho trường hợp nặng và có biến chứng.
· Khi phải dùng thuốc ở trẻ cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc hoặc sử dụng lại đơn thuốc cũ để tránh bệnh diễn biến phức tạp hơn.
2. Điều trị viêm VA mạn tính
Viêm VA mạn tính thường cần điều trị bằng phẫu thuật, gọi là phẫu thuật nạo VA để loại bỏ các tổ chức miễn dịch bất hoạt trở thành ổ chứa mầm bệnh. Phương pháp phẫu thuật hiện đại, an toàn, không biến chứng, ít gây đau đớn, đó là công nghệ phẫu thuật nạo VA cho trẻ bằng máy cắt nạo IPC và dao Plasma. Cả hai công cụ này đều giúp loại bỏ triệt để các tổ chức viêm nhiễm trong thời gian ngắn nhất, và có thể xuất viện 24 giờ sau mổ.
Theo khuyến cáo, nạo VA có thể điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm và không làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ, nhưng không nên lạm dụng. Mọi thứ cần diễn ra theo quy trình, thông qua sự thăm khám và chẩn đoán kỹ càng từ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Nhóm trẻ không được làm thủ thuật này như bị rối loạn đông máu, bệnh tim, bệnh lao tiến triển; mắc bệnh viêm mũi họng cấp, nhiễm virus cấp, hen phế quản, dị ứng, hở hàm ếch, vừa qua chủng ngừa vắc xin.
.......
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH ứng dụng công nghệ Coblator, dao Plasma phẫu thuật cắt amidan, nạo VA an toàn, không đau, nhanh hồi phục: Thời gian phẫu thuật chỉ 30 phút, sử dụng ít thuốc mê, người bệnh hồi tỉnh sau 10 phút, có thể nói chuyện, ăn uống sau phẫu thuật 3 giờ và xuất viện sau 24 giờ, không tái phát áp xe quang amidan, không ảnh hưởng giọng nói.
Máy ReFlex Ultra điều trị rối loạn tắc nghẽn đường hô hấp trên, bao gồm TẮC NGHẼN MŨI MÃ TÍNH, VIÊM VA VÀ NGÁY...
Kỹ thuật tạo kênh dưới niêm mạc của Coblation vừa loại bỏ vừa thu nhỏ mô mềm mà vẫn giữ nguyên lớp niêm mạc, cấu trúc vùng mũi hầu không bị xáo trộn.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác