3. Những điều cần lưu ý trong một số tình huống cụ thể:
a. Không được hứa những điều không nên hứa:
Trong thực tế hàng ngày, mọi việc đều có thể hứa hẹn. Song phải xem phải xem có thực hiện được hay không thì mới hứa. Người thầy thuốc nào giữ và thực hiện được lời hứa thì mới có được sự tín nhiệm của người bệnh. Trong một số các trường hợp, người thầy thuốc không nhất thiết phải làm những việc quá khả năng của mình hoặc làm một cách miễn cưỡng. Thật bất đắc dĩ lắm người thầy thuốc mới từ chối lời thỉnh cầu của người bệnh, song phải từ chối một cách dứt khoát, ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên bằng cả dũng khí, sự khéo léo và những kinh nghiệm trong ứng xử. Khi từ chối, chúng ta cần phải nói rõ lý do và tốt nhất là giới thiệu một người nào, một thầy thuốc khác có thể giúp đỡ được họ. Có một số trường hợp có người thúc ép chúng ta chấp nhận lời cam kết hoặc hứa hẹn những điều không thể làm được. Trong trường hợp này, tốt nhất là nên từ chối thẳng hoặc tỏ thái độ lãnh đạm: “Để tôi cố thử xem”. Như vậy, vừa không có sự cam kết, vừa không hứa hẹn, song vẫn luôn luôn nhớ việc được nhờ và cố gằng làm tốt trong phạm vi năng lực của mình.
b. Trong giao tiếp, tuyệt đối không được nói xấu người khác:
Song nếu biết nói xấu thì cũng là một tài năng. Trong nghề thầy thuốc, nếu nói xấu đồng nghiệp hoặc bệnh nhân một cách vô trách nhiệmthì đó là một điều ác ý. Một nguyên tắc cơ bản là phải lấy tình bạn làm cơ sở để quyết định nội dung nói xấu. Trong thực tế, nói xấu bằng tình bạn còn khó hơn là nói những lời tán tụng, vô bổ.
c. Cần phải xử lý thái độ phản kháng, chống đối của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân bằng một thái độ bình tĩnh. Tốt nhất vẫn là thu hẹp sự chống đối, coi nhau như bạn bè và dần dần cải biến họ. Nên tránh những tranh luận, những chống đối không cần thiết. Nếu bệnh nhân chống đối một cách có hiểu biết thì thành tâm trao đổi với họ và cùng tìm ra lối thoát. Nếu họ có một âm mưu nào đó thì cần dũng cảm đối thoại và sớm giải quyết sự đối kháng.
d. Nếu bản thân người thầy thuốc có sai lầm thì nên thành thật nhận lỗi trước, không che giấu, không thanh minh và dốc toàn tâm toàn ý để sửa chữa những sai lầm đó. Muốn chỉ trích, oán trách người bệnh trước tiên phải khen những điểm tốt của họ. Phải chỉ cho họ thấy những nguyên nhân của lỗi lầm và phải có lòng độ lượng, khoan dung. Không nên chế diễu sai lầm của họ.
Khi bị hiểu lầm, cần cùng với người bệnh, đối mặt với nhau giải quyết, trình bày tường tận sự việc với thái độ khiêm tốn, tuyệt đối tránh để người thứ ba xen vào. Nếu người bệnh chưa biết nhiều về bản thân mình thì không cần vội vàng lý giải vì bệnh nhân sẽ cho là mình ngụy biện. Nhưng cần phải giải tỏa sự hiểu lầm càng sớm càng tốt.
e. Khi phải nghe những lời mình không muốn nghe, như nói xấu, bới óc những chuyện thầm kín của người khác v.v…thì phải căn cứ vào nhân phẩm, tuổi tác, địa vị của người nói và căn cứ vào hoàn cảnh mà có cách ứng phó cho thích hợp. Tốt nhất là tỏ ra không đồng tình, tiếp nhân sự việc một cách nhẹ nhàng và tìm cách giúp họ giải toả ức chế.
f. Khi phải giao tiếp với những bệnh nhân lạ, nếu không thật sự cần thiết thì nên tìm cách từ chối khéo léo. Nếu cần phải quan hệ thì cố gằng giữ cự ly thích hợp và từng bước xây dựng mối quan hệ hữu ích về sau.
h. Khi giao tiếp với bệnh nhân nước ngoài, điều rất cần thiết là phải tôn trọng phong tục tập quán, thói quen, phong cách giao tiếp của mỗi nước, mỗi dân tộc và mỗi con người cụ thể. Như với người phương tây, không nên tùy tiện hỏi họ về tuổi tác, về tình trạng hôn nhân, về công việc, thu nhập, tài sản về tín ngưỡng và tôn giáo. Với người châu á, cần hết sức trân trọng người lớn tuổi, có chức sắc. Cần ăn ói từ tốn và mời đủ các thành phần trong gia đình bệnh nhânđến để giao tiếp.
Tóm lại, khi giao tiếp với bệnh nhân. Người thầy thuốc phải thực hiện đúng phương châm của học giả Bansicov: “Nói chuyện linh hoạt, sát từng người bệnh, hiểu biết tình cảm của bệnh nhân, giữ lại trong trí nhớ mọi chi tiết nhỏ nhặt liên quan đến họ. Với gói hành lý này, người thầy thuốc bắt đầu, tiếp tục và kết thúc buổi khám và chữa bệnh của mình”
Trường hợp thứ nhất
Một bệnh nhân 56 tuổi, vào viện vì ho ra máu và đau ngực trong 3 tháng nay. Bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư phổi giai đoạn II B, cần phải điều trị bằng phẫu thuật.
Tuy nhiên, người vợ bệnh nhân nói với Bác sĩ rằng: Bệnh nhân không chịu mổ vì mổ cũng chết mà không mổ cũng chết. Xin về nhà để đi chữa bằng thuốc nam. Lần gặp gặp bệnh nhân cuối cùng, chúng tôi đã thuyết phục được bệnh nhân đồng ý phẫu thuật và kết quả cuộc mổ đã diễn ra với kết quả tốt. Bệnh nhân sống thêm được 18 tháng. Các bạn thử nghĩ xem, chúng tôi đã giải thích với thân nhân bệnh nhân như thế nào?
Trường hợp thứ hai
Trong một đêm trực, tại khoa tim mạch của một bệnh viên Y. Một câu chuyện khó xử đã xảy ra, bệnh nhân Trần Văn H, 65 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp đang trong giai đoạn phục hồi. Bệnh nhân được nằm trong phòng riêng với hai giường bệnh. 20 giờ tối, có một bệnh nhân khác được đưa vào nằm chung phòng, bệnh nhân này bị phình động mạch chủ ngực bóc tách, có nguy cơ doạ vỡ. Suốt cả đêm, nhân viên Y tế vào ra phòng bệnh liên tục để cấp cứu bệnh nhân. Sáng hôm sau, không hiểu sao, có một người bà con của bệnh nhân H vào thăm bệnh và nói vài câu gì đó. Ngay sau đó, cô con gái của bệnh nhân xin chuyển bệnh nhân đến một bệnh viện khác, cho dù các Bác sĩ đã giải thích nhiều lần là bệnh nhân còn đang trong giai đoạn chưa thật ổn định. Mọi sự di chuyển hiện nay đều có thể làm cho bệnh nặng lên thêm. Nếu là bạn, bạn sẽ xử trí ra sao? Chuyển bệnh viện hay không chuyển bệnh viện?
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác