Ngộ độc botulinum và khuyến cáo của ngành y

Thứ sáu - 02/06/2023 13:35
Ngộ độc botulinum là do khuẩn Clostridium botulinum gây ra. Đây là một độc tố cực mạnh, dễ gây chết người. Nguyên nhân đa dạng, chủ yếu từ thực phẩm, đặc biệt là các loại đồ hộp đóng kín không đảm bảo vệ sinh.
bs ckii mai van minh
BSCKII. MAI VĂN MINH
Phụ trách Hồi sức - Cấp cứu Bệnh viện Quốc tế Minh Anh
 

1. Vụ ngộ độc botulinum do ăn chả lụa

Trung tuần tháng 5/2023, hai anh em cùng người dì (TP. Thủ Đức) đã bị ngộ độc botulinum do ăn chả lụa.

Sau đó,  Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết có thêm ba trường hợp bị ngộ độc botulinum do ăn chả lụa của người bán dạo và một loại mắm ủ lâu ngày.

Cụ thể, cả ba người bao gồm hai anh em ruột (18 tuổi và 26 tuổi) có ăn bánh mì kẹp chả lụa của người bán dạo, người còn lại là nam 45 tuổi có ăn một loại mắm để lâu ngày. Sau khi ăn xong, cả ba bệnh nhân đều có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, đau đầu, choáng váng, tiêu chảy… Sau đó bệnh nhân tiến triển nặng hơn dẫn đến yếu cơ, khó nuốt, nhìn đôi...

2. Y học giải thích hiện tượng ngộ độc botulinum

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), ngộ độc botulinum là bệnh lý hiếm gặp nhưng nghiêm trọng do độc tố tấn công các dây thần kinh,  gây khó thở, tê liệt cơ và thậm chí tử vong. Độc tố này được tạo ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum và đôi khi còn cả vi khuẩn Clostridium butyricum và Clostridium baratii. Những vi khuẩn này có thể tạo ra độc tố trong thực phẩm, vết thương và ruột của trẻ sơ sinh.

Thực tế, vi khuẩn tạo độc tố botulinum được tìm thấy tự nhiên, nhưng chúng hiếm khi gây bệnh cho người. Chúng tạo ra bào tử, hoạt động giống như lớp phủ bảo vệ. Bào tử giúp vi khuẩn tồn tại trong môi trường, ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt. Trong những điều kiện nhất định, những bào tử này có thể phát triển và tạo ra một trong những chất độc cực kỳ  nguy hiểm.

Điều kiện để nha bào phát triển và sinh độc tố là môi trường ít oxy hoặc không có oxy (yếm khí); lượng axit và đường thấp; ít muối; nhiệt độ và độ ẩm vừa phải. Ví dụ, thực phẩm đóng hộp, bảo quản hoặc lên men tại nhà không đúng cách có thể tạo điều kiện thích hợp cho các bào tử phát triển và tạo ra độc tố botulinum. Khi mọi người ăn những thực phẩm này, họ có thể bị ngộ độc, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Có 5 dạng ại ngộ độc botulinum là: ngộ độc ở trẻ sơ sinh, ngộ độc vết thương có thể xảy ra nếu các bào tử của vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và tạo ra độc tố; ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra khi ăn thực phẩm bị nhiễm độc tố botulinum; ngộ độc do điều trị có thể xảy ra nếu tiêm quá nhiều độc tố botulinum vì lý do thẩm mỹ và ngộ độc ruột ở người trưởng thành. 

3. Ngộ độc botulinum có triệu chứng gì ?

Khó nuốt, yếu cơ, nhìn đôi, sụp mí mắt, mờ mắt, nói lắp, khó thở, khó cử động mắt. Nếu ngộ độc thực phẩm thường có biểu hiện nôn mửa, buồn nôn, đau bụng,  tiêu chảy. Riêng ở trẻ sơ sinh thường dẫn đến táo bón, bú kém, sụp mí mắt, con ngươi chậm phản ứng với ánh sáng, lờ đờ, tiếng khóc yếu, khó thở..

triệu chứng ngộ độc botulinum

Tất cả các triệu chứng đều do tê liệt cơ do độc tố gây ra. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển xấu đi dẫn đến tê liệt hoàn toàn một số cơ, bao gồm cả cơ dùng để thở và các cơ ở cánh tay, chân và thân (phần cơ thể từ cổ đến vùng xương chậu, còn được gọi là cơ thân). Đối với ngộ độc thực phẩm, các triệu chứng thường bắt đầu từ 18 đến 36 giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

4. Chẩn đoán & điều trị

Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm như quét não; kiểm tra chất lỏng cột sống; kiểm tra chức năng thần kinh và cơ (nghiên cứu dẫn truyền thần kinh và điện cơ); Test tensilon cho bệnh nhược cơ.. Các xét nghiệm là cách duy nhất để biết có bị ngộ độc qua thực phẩm hay không. Nếu nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm thì cần phải điều trị ngay.

Do độc tố tấn công các dây thần kinh của cơ thể và gây khó thở, tê liệt cơ và thậm chí tử vong nên điều trị ngộ độc  một loại thuốc gọi là thuốc kháng độc tố, giúp ngăn ngừa độc tố gây hại thêm. Antitoxin không chữa lành những tổn thương mà chất độc đã gây ra.

Nếu bệnh nghiêm trọng, có thể bị suy hô hấp do chất độc làm tê liệt các cơ liên quan đến hô hấp. Bác sĩ cho dùng máy thở cho đến khi tự thở được. Thông thường, tình trạng tê liệt do chất độc gây ra thường cải thiện chậm nên cần chăm sóc y tế và điều dưỡng tại  bệnh viện. Những người bị ngộ độc vết thương đôi khi cần phẫu thuật để loại bỏ nguồn vi khuẩn và có thể cần dùng kháng sinh.

5. Phòng ngừa ngộ độc botulinum 

Nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm đã xảy ra sau khi mọi người ăn thực phẩm đóng hộp, bảo quản hoặc lên men tại nhà bị nhiễm độc tố. Các loại thực phẩm có thể đã bị nhiễm bẩn nếu chúng không được đóng hộp (chế biến) đúng cách hoặc không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Thực phẩm có hàm lượng axit thấp là nguồn phổ biến nhất của các trường hợp ngộ độc liên quan đến đóng hộp tại nhà. Ví dụ về thực phẩm có hàm lượng axit thấp như măng tây, đậu xanh, củ cải, ngô, khoai tây, rau đóng hộp…

Để hạn chế ngộ độc, nên chú trọng tới khâu an toàn thực phẩm. Sau khi ăn các thực phẩm nghi ngờ có các triệu chứng như liệt, yếu các cơ, bắt đầu từ vùng đầu cổ sau đó lan dần xuống dưới. Nếu nhiễm độc nhẹ có thể chỉ có cảm giác mỏi, yếu cơ đối xứng hai bên, cảm giác vẫn bình thường.

Vì lý do này, cần chọn các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng được các cơ quan chức năng công nhận. Thận trọng với các thực phẩm đóng kín có mùi, màu thay đổi hoặc có vị khác thường. Nên trọng tâm đến thực phẩm mới chế biến, nấu chín. Nhiệt độ cao sẽ phá hủy độc tố botulinum. Ngoài ra cần xử trí tốt các vết thương ngoài da nếu có để tránh nhiễm botulinum qua các tổn thương này. Riêng trẻ sơ sinh, không dùng mật ong để rửa miệng hoặc làm thức ăn cho trẻ.
 
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?