Những quan niệm sai lầm về bệnh tiểu đường và chữa trị

Thứ tư - 24/04/2024 14:49
Do nhiều nguyên nhân, yếu tố khiến bệnh tiểu đường hay đái tháo đường đang có chiều hướng gia tăng. Bệnh tăng nhưng kiến thức cơ bản về căn bệnh này vẫn còn lệch lạc. Chẳng hạn, bệnh không nguy hiểm, phải kiêng đồ ngọt triệt để hay bỏ uống thuốc khi đường huyết về ngưỡng an toàn…
bs huynh thi thuy ai
BSCKI. HUỲNH THỊ THÚY ÁI
Chuyên khoa Nội; Nội tiết 
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

I. Lầm tưởng 1: Bệnh tiểu đường cần thực phẩm đặc biệt?

Không đúng. Nhiều người cho rằng người mắc bệnh tiểu đường cần tới các loại thực phẩm ‘chuyên dụng’ như sô cô la, bánh ngọt và bánh quy… dành riêng cho người tiểu đường, đặc biệt là không chứa đường.

Thực tế, nhóm thực phẩm này vẫn chứa nhiều chất béo bão hòa và calo cũng như chất làm ngọt gây nhuận tràng nếu ăn quá nhiều. Chưa hết, chúng lại có giá cao hơn. Thay vào đó, tốt hơn là nên tiết kiệm tiền và thỉnh thoảng mua một lượng nhỏ để dùng là hợp lý.

Đôi khi còn có ngộ nhận cho rằng phải tuân theo chế độ ăn kiêng đặc biệt . Chế độ ăn uống dành cho người mắc bệnh tiểu đường cũng giống như chế độ ăn uống dành cho tất cả mọi người, đó là chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Gồm nhiều trái cây và rau quả cũng như đậu, cá, trứng, thịt nạc và sữa ít béo. Chỉ nên giữ những thực phẩm như bánh ngọt, bánh quy và đồ ngọt với số lượng nhỏ và hướng tới đồ uống không đường như nước lọc và trà hoặc cà phê không đường.

II. Lầm tưởng 2: Người bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây

Sai lầm, nói cách khác là không quan trọng ăn gì nhưng cần chú ý ăn bao nhiêu cho phù hợp và phải cân đối lượng thực phẩm nạp vào cơ thể để đảm bảo chỉ số đường huyết trong thời gian dài. Chỉ số này được đo bằng xét nghiệm HbA1C cho biết đường huyết trong 3 tháng trở lên. HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose, hiển thị tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. HbA1c tồn tại trong hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy và glucose đi nuôi cơ thể. Khi HbA1c trên 6,5% cho thấy bạn đang kiểm soát đường huyết kém.

Trái cây là sự lựa chọn lành mạnh và cùng với rau củ, chúng sẽ tạo thành một phần lớn trong chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh. Trái cây có lượng đường tự nhiên cao hơn rau, nhưng vẫn ít đường hơn bánh ngọt, bánh quy và kẹo, và các chất dinh dưỡng, chất xơ khác cao. Có thể chọn bưởi, táo, kiwi, thanh long… vì có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình.  Nếu lượng đường trong máu cao, thì nên xem xét các nguồn đường khác trong chế độ ăn uống trước khi cắt giảm trái cây. 

III. Lầm tưởng 3: Mắc tiểu đường là do ăn quá nhiều đường

Bệnh tiểu đường tuýp 1 không phải do lựa chọn chế độ ăn uống hoặc lối sống. Nó xảy ra khi các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy bị hệ thống miễn dịch phá hủy. Cũng không đúng khi nói rằng bệnh tiểu đường tuýp 2 là do đường gây ra. Tuy nhiên, nguy cơ phát triển loại bệnh tiểu đường này sẽ cao hơn nếu thừa cân hoặc béo phì. Chế độ ăn nhiều đường thường là chế độ ăn nhiều calo, quá nhiều calo có thể dẫn đến tăng cân.

Ở nhiều nơi, dân chúng đang ăn nhiều đường hơn mức khuyến nghị, vì vậy hầu hết chúng ta có thể hưởng lợi từ việc cắt giảm đồ ngọt, chọn đồ uống không đường và kiểm tra danh sách thành phần để tìm đường bổ sung.

Để tham khảo, tại Mỹ, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo đàn ông nên tiêu thụ không quá 9 thìa cà phê (36 gam hoặc 150 calo) đường mỗi ngày. Đối với phụ nữ, thấp hơn: 6 thìa cà phê (25 gram hoặc 100 calo) mỗi ngày. Một lon soda 12 ounce (340 gram) có chứa 8 thìa cà phê (32 gram) đường bổ sung.

IV. Lầm tưởng 4: Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh tiểu đường ‘nhẹ’

Ngay cả khi không phải dùng thuốc để kiểm soát bệnh, bệnh tiểu đường tuýp 2 không phải là một dạng bệnh tiểu đường nhẹ. Điều quan trọng là phải kiểm soát tốt bệnh để hạn chế biến chứng nan y, như mất thị lực và thậm chí phải cắt cụt chi cũng như tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Hiện nay, tiểu đường chưa có phương pháp điều trị khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát tốt bệnh với việc điều trị bằng thuốc dạng uống hoặc dạng tiêm. Trong đó, người bị tiểu đường sẽ được tiêm insulin tùy theo từng trường hợp và theo chỉ định của bác sĩ. 

Tâm lý người bệnh sau một thời gian điều trị bệnh tình ổn định đã không thăm khám định kỳ. Biến chứng diễn ra thầm lặng chỉ có thể phát hiện qua thăm khám bác sĩ chuyên qua và thực hiện các xét nghiệm. Chưa hết, có những bệnh nhân thường tự ý mua và sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc gây ra các trường hợp bệnh nặng hơn thậm chí là suy gan, suy thận.  Và cũng nên nhớ, bệnh tiểu đường  đường không thể chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh cần thăm khám và theo dõi, điều trị suốt đời. 

V. Lầm tưởng 5: Nếu mắc bệnh, không thể uống rượu

Không đúng,  vẫn có thể uống rượu, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ khuyến nghị không quá 14 đơn vị một tuần (1 đơn vị tương đương với 10ml hoặc 8g rượu nguyên chất). Nếu uống nhiều hơn, hãy uống cách nhật, có vài ngày nghỉ trong tuần.

Một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường (insulin hoặc sulphonylurea) có thể khiến hạ đường huyết, dài đến 24 giờ sau khi uống rượu, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng và mọi người những người đi nếu có nguy cơ tụt đường huyết.  Vì vậy theo khuyến cáo nếu mắc bệnh thì tốt nhất là hạn chế hoặc tránh xa rượu sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?