1. Chứng phình động mạch não là gì?
Chứng phình động mạch não (brain aneurysm) là tình trạng phình ra ở vùng yếu của động mạch trong hoặc xung quanh não. Áp lực liên tục của dòng máu đẩy phần bị suy yếu ra ngoài, tạo thành vết phồng rộp. Khi máu dồn vào chỗ phình này, chứng phình động mạch tiếp xúc tăng lên. Nó tương tự như việc quả bóng bay hay xăm xe đạp phồng lên ở những nơi mỏng nhất và dễ nổ hơn khi có quá nhiều không khí.
Chứng phình động mạch não có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong não, nhưng thường diễn ra ở các động mạch chính dọc theo đáy hộp sọ. Phần lớn chứng phình động mạch não đều nhỏ và không gây ra triệu chứng. Phình động mạch có thể gây ra các triệu chứng nếu nó gây áp lực lên các dây thần kinh hoặc mô não gần đó, đặc biệt khi bị rò rỉ hoặc vỡ ra, gây chảy máu trong não, đe dọa tính mạng. Thời gian trôi qua với chứng phình động mạch bị vỡ, khả năng tử vong hoặc tàn tật sẽ tăng lên.
2. Điều gì làm tăng phình động mạch não?
Nguyên nhân rất đa dạng, do sự bất thường (dị tật bẩm sinh) ở thành động mạch hoặc mắc Hội chứng mạch máu Ehlers-Danlos, bệnh thận đa nang di truyền gen trội, mắc Hội chứng Marfan, loạn sản sợi cơ, dị dạng động tĩnh mạch, có tiền sử phình động mạch não…
Các điều kiện có thể làm suy yếu thành động mạch theo tuổi tác, do thói quen hút thuốc, huyết áp cao, sử dụng chất gây nghiện, đặc biệt là cocaine, rượu bia quá mức.. Các yếu tố góp phần vào sự phát triển của chứng phình động mạch não cũng có thể khiến nó bị vỡ và chảy máu, bao gồm căng thẳng liên tục hoặc cơn tức giận bùng phát đột ngột hay cảm xúc mạnh mẽ khác. Gồng sức để nâng, mang hoặc đẩy vật nặng như tạ hoặc đồ đạc. Do mắc bệnh cao huyết áp mà không được điều trị đúng cách. Những người trên 70 tuổi có nguy cơ vỡ phình động mạch cao hơn. Những người đã từng bị chứng phình động mạch chảy máu trước đó có nguy cơ bị vỡ chứng phình động mạch não cao nhất.
3. Các triệu chứng của chứng phình động mạch não
· Khi chưa vỡ
Hầu hết các chứng phình động mạch não chưa vỡ (nguyên vẹn) đều không gây ra triệu chứng. Nếu chúng đủ lớn, chỗ phình ra trong động mạch có thể gây áp lực lên các dây thần kinh hoặc mô não gần đó, gây ra các triệu chứng sau: như nhức đầu, tầm nhìn thay đổi, đồng tử giãn ra, tê hoặc ngứa ran trên đầu hoặc mặt, đau phía trên và phía sau mắt, co giật…
· Triệu chứng phình động mạch khi bị vỡ
Đau đầu như búa bổ, thường được mô tả là “cơn đau đầu tồi tệ nhất trong đời tôi”, buồn nôn và ói mửa, cứng cổ, nhìn mờ hoặc nhìn đôi, nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng), co giật, sụp mí mắt và đồng tử giãn, đau phía trên và phía sau mắt, lú lẫn, suy yeesy và tê liệt, mất ý thức..
4. Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa
Một số kỹ thuật xét nghiệm dưới đây hiện đang được áp dụng, gồm:
· Chụp cắt lớp vi tính (CT) để xác định xem có máu rò rỉ vào não hay không..
· Chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định được liệu có nguy cơ chảy máu não hay không.
· Chụp động mạch não: Để xem tắc nghẽn ở đâu trong các động mạch cổ hoặc não.
· Phân tích dịch não tủy (CSF) để kiểm tra, đo các chất hóa học có bên trong dịch não tủy.
· Chụp cộng hưởng từ (MRI) hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh phình động mạch não
Về điều trị, tùy vào từng trường hợp, nguyên nhân và để chọn cách điều trị cho phù hợp nhưng nên nhớ chữa trị càng sớm càng tốt. Cụ thể có phẫu thuật khắc phục phình và vỡ động mạch. Thủ thuật cuộn dây nội mạch giúp ngăn dòng máu chảy tại đó; kỹ thuật nong mạch vành mở rộng mạch máu; phẫu thuật shunt; phẫu thuật chuyển hướng… Về thuốc, có nhóm thuốc giảm đau, thuốc làm giãn mạch, thuốc 7chống động kinh…
Để hạn chế nguy cơ bị phình mạch máu não, mọi người nên tự mình chăm sóc sức khỏe tổng thể thật tốt , rất đa dạng như:
· Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế đồ uống có cồn.
· Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
· Chữa trị, kiểm soát những bệnh lý có thể gây ra tình trạng phình mạch máu não, ví dụ như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…
· Duy trì cuộc sống vận động, năng tập thể dục với cường độ vừa phải và chọn bài tập, môn thể thao phù hợp với bản thân.
· Tránh stress (căng thẳng) kéo dài, làm việc quá sức.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác