Vì sao “ Sức khỏe cho mọi người”?
Ngày Sức khỏe Thế giới là 1 trong 8 chiến dịch y tế công cộng toàn cầu được WHO chính thức tổ chức, cùng với Ngày Lao Thế giới, Ngày Hiến Máu Thế giới, Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới, Ngày Sốt rét Thế giới, Ngày Thế giới không Thuốc lá, Ngày Viêm gan Thế giới và Ngày AIDS thế giới.
Năm 1948, các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau thành lập Tổ chức Y tế Thế giới, gọi ngắn là WHO để tăng cường sức khỏe, giữ cho thế giới an toàn và khỏe mạnh. Đây cũng là tổ chức có nhiệm vụ để mọi người, mọi nơi đều có thể đạt được sức khỏe và hạnh phúc ở mức độ cao nhất.
Vào tháng 5 năm 1998, WHO đã thông qua nghị quyết ủng hộ chính sách toàn cầu mới Sức khỏe cho mọi người (Health for All). Theo sáng kiến này, WHO kêu gọi toàn cầu về công bằng xã hội được xây dựng chi tiết trong các giá trị, mục tiêu, mục tiêu và chỉ tiêu chính. Mười mục tiêu y tế toàn cầu là những điểm nhấn được WHO đưa ra để thực hiện. Mười mục tiêu được chia thành ba nhóm nhỏ, tất cả các quốc gia thành viên phải đặt mục tiêu của riêng trong khuôn khổ, dựa trên nhu cầu và ưu tiên cụ thể của quốc gia.
Mười mục tiêu này gồm: công bằng y tế; giảm tỷ lệ tử vong mẹ, tỷ lệ tử vong trẻ em, tuổi thọ; đảo ngược xu hướng toàn cầu liên quan đến đại dịch; thanh toán và loại trừ một số bệnh; cải thiện khả năng tiếp cận với nước, vệ sinh, thực phẩm và chỗ ở; các biện pháp thúc đẩy sự giúp đỡ; xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách quốc gia về sức khỏe cho mọi người; cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu toàn diện; triển khai các hệ thống giám sát và thông tin y tế toàn cầu và quốc gia và mười, là hỗ trợ nghiên cứu vì sức khỏe cộng đồng.
Ngày 7 tháng 4 hằng năm là Ngày Sức khỏe Thế giới, ngày dành riêng để nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe toàn cầu. Năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tập trung vào 5 vấn đề sức khỏe sau.
• Các bệnh không lây nhiễm (NCDs)
• Bệnh truyền nhiễm
• Sức khỏe bà mẹ và trẻ em
• Rủi ro môi trường
• Bảo hiểm y tế toàn cầu
Mọi người cần làm gì nhân Ngày Sức khỏe Thế giới ?
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu cực đoan, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh diễn biến phức tạp, gia tăng các loại bệnh nan y như ung thư, hen suyễn, tim mạch. Vì vậy chăm lo sức khỏe cho mọi người được WHO xem là nhiệm vụ trọng tâm và bức thiết.
Đối với mỗi gia đình, muỗi, ruồi, bọ ve và rệp có thể là những mối đe dọa cho sức khỏe của các thành viên dù ở nhà hay khi đi du lịch. Vì vậy mọi hành động mà tất cả chúng ta có thể làm để bảo vệ chính mình, gia đình khỏi những căn bệnh nghiêm trọng mà môi trường tác động tới con người.
Theo WHO, mọi người có thể tham gia vào Ngày sức khỏe thế giới theo một số gợi ý đề xuất sau:
• Tìm hiểu về các vấn đề sức khỏe khác nhau mà mọi người trên khắp thế giới đang phải đối mặt.
• Cam kết hành động và nâng cao nhận thức về một vấn đề sức khỏe cụ thể.
• Quảng bá trên phương tiện truyền thông xã hội về ngày Ngày sức khỏe thế giới theo từ khóa WorldHealthDay.
• Chia sẻ thông tin về Ngày Sức khỏe Thế giới với bạn bè và gia đình của mình.
• Tình nguyện với một tổ chức y tế địa phương.
• Tham gia vào một chiến dịch nâng cao nhận thức về sức khỏe.
• Tham gia một sự kiện thể thao.
• Tham gia một chương trình nâng cao nhận thức về sức khỏe.
• Tuyên truyền mọi người về lối sống lành mạnh, chẳng hạn như đi tập thể dục thường xuyên hoặc ăn trái cây và rau quả mỗi ngày….
Cách chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân
1. Tiêm phòng cho cả gia đình: Tiêm chủng là một cách để phòng bệnh, giữ sức khỏe cho người thân và gia đình như chiến dịch tiêm phòng như Covid-19 gần đây chẳng hạn. Một số bệnh không nghiêm trọng với người trưởng thành nhưng lại nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ như ho gà, Hemophilus Influenza B nên tiêm phòng là rất quan trọng.
2. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh. Hãy xem thức ăn là "thuốc" để giúp mọi người sống lâu, khỏe mạnh. Nên ăn nhiều thực phẩm thực vật, tránh thực phẩm chế biến sẵn; uống nhiều nước hơn; bổ sung chất béo lành mạnh…Nếu bạn là người nội trợ hoặc chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình, th cần chú ý chọn thực phẩm và lên thực đơn phù hợp với gia đình mình.
3. Duy trì vệ sinh cá nhân, rửa sạch tay thường xuyên, đúng cách: Hãy tập thói quen rửa tay đúng cách cho mọi thành viên trong gia đình trước và sau khi ăn, khi chơi, sau khi hắt hơi, ho hay vuốt ve động vật và sau khi đi vệ sinh…. Duy trì vệ sinh gia đình, nơi sinh sống, diệt ruồi, muỗi, bọ gậy, ve, dĩn… gây bệnh.
4. Kiểm soát những chất gây dị ứng như lông thú cưng, mạt bụi, ẩm mốc và các chất có khả năng gây dị ứng tồn tại trong nhà.
5. Khám sức khỏe định kỳ cho cả gia đình:
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy nên lập ra kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho tất cả thành viên trong gia đình. Nó giúp phát hiện sớm các triệu chứng bệnh hoặc các vấn đề sức khỏe để có biện pháp xử lý, điều trị kịp thời.
6. Áp dụng lối sống tích cực, năng vận động , hạn chế cuộc sống tĩnh tại, nằm nhiều, ngồi nhiều . Cân bằng làm việc, ngủ nghỉ, trọng tâm đến chất lượng giấc ngủ, ngủ đủ thời lượng, chất lượng.
7. Dự trữ những thuốc cơ bản cần thiết cho gia đình để khi cần, nhất là sơ cứu có cái dùng ngay trước khi nhập viện.
Theo báo cáo tại hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành Bảo hiểm Xã hội tháng 04/2023, tính đến ngày 03/04/2023, toàn quốc có trên 17,1 triệu người tham gia BHXH, tăng hơn 659 nghìn người so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, số người tham gia BHXH bắt buộc là 15,717 triệu người, tăng 571 nghìn người; số người tham gia BHXH tự nguyện là 1,404 triệu người, tăng 123 nghìn người. Về số người tham gia BHTN, toàn quốc có hơn 14 triệu người; tăng 568 nghìn người so với cùng kì năm 2022. Số người tham gia BHYT là 89,918 triệu người; tăng 4,574 triệu người so với cùng kì năm 2022. Lũy kế đến ngày 03/4/2023: Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN đạt 104.509 tỷ đồng; tăng 11.026 tỷ đồng so với cùng kì năm 2022.
Về lĩnh vực BHYT, Trưởng ban Thực hiện Chính sách BHYT Lê Văn Phúc đã thông tin về tiến trình xây dựng chính sách, sửa đổi một số quy định về khám chữa bệnh (KCB) BHYT hiện nay; đồng thời hướng dẫn, giải đáp một số vấn đề về tổ chức thực hiện dự toán và thanh toán chi KCB BHYT; thực hiện hợp đồng KCB BHYT năm 2023…
Theo ông Phúc, trong 3 tháng đầu năm 2023, tình hình KCB BHYT trên toàn quốc có sự gia tăng rất lớn so với cùng kỳ năm 2022 (số lượt tăng hơn 40%; chi phí tăng hơn 30%), trong đó, một số địa phương tăng đến 60 -70%.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác