Vì sao ung thư ngày càng “trẻ hóa”?

Thứ năm - 13/07/2023 09:47
Mặc dù khoa học đã làm hết sức để tìm ra nguyên nhân, nhưng trong vòng 3 thập kỷ trở lại đây, thế giới lại chứng kiến gia tăng đột biến các ca ung thư ở nhóm người dưới 50. Hiện tượng này khiến giới dịch tễ cho rằng cần gọi ung thư là dịch bệnh mới đúng hơn.
ts le huy hoa
TS.BSCKII. LÊ HUY HÒA
Hội viên Hội ung thư học Hoa Kỳ
Chuyên gia Ung bướu - Hóa trị
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

1. Ung thư gia tăng ở người trẻ, giảm ở người già

Thông thường, bệnh tật thường phát ở người già nhưng riêng ung lại “lội ngược dòng” tăng ở người trẻ và giảm ở người già. Bài viết đề cập đến căn bệnh  này vừa được tạp chí Thời báo tài chính Anh (FT) cập nhật.

Qua phân tích dữ liệu từ Viện Đo lường và Đánh giá sức khỏe tại Trường Y thuộc Đại học Washington (Mỹ) trong 3 thập kỷ gần đây cho thấy, ở nhóm các quốc gia công nghiệp hóa, tỉ lệ ung thư đã tăng nhanh hơn trong nhóm người từ 25-29 tuổi so mọi nhóm tuổi khác. Nhóm tuổi trên tăng 22% trong giai đoạn 1990-2019, mức cao nhất trong 30 năm, trong khi đó, ở nhóm tuổi trên 75, ung thư lại giảm so với mức cao nhất hồi năm 2005.

2. Đi tìm nguyên nhân khiến ung thư trẻ hóa

Các nghiên cứu hiện không đưa ra được giải thích rõ ràng về nguyên nhân của hiện tượng trên nhưng cho biết, xu hướng trẻ hóa ung thư đang tăng và mang tính toàn cầu , nhất là ở  thế hệ Millennials  (Gen Y) hay thế hệ thiên niên kỷ, là nhóm nhân khẩu học nằm giữa thế hệ X và Z (thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990  đầu thập niên 2000).

Thông thường, tuổi tác vẫn là yếu tố dự báo nguy cơ ung thư lớn nhất, với khoảng 90% các loại ung thư ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi và một nửa ảnh hưởng đến những người trên 75 tuổi. Nhưng nay đã xuất hiện một vài nhận định ban đầu về loại ung thư tác động trực tiếp đến giới trẻ: trong khoảng thời gian từ 1999-2019, các trường hợp ung thư đại trực tràng đã tăng đột biến 70% ở nhóm tuổi 15-29 tại các quốc gia công nghiệp phát triển . Ngoài đại trực tràng còn có một số loại ung thư khác phổ biến ở nhóm trẻ tuổi, như ung thư tuyến giáp, ung thư vú, u lympho, u ác tính, ung thư mô mềm và ung thư xương (sarcoma), Ung thư cổ tử cung và buồng trứng, ung thư tinh hoàn….

Giới khoa học cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này rất đa dạng và rộng. Về cơ bản, các yếu tố chế độ ăn uống, môi trường và lối sống  góp mặt quan trọng. Khoa học cũng tin rằng những thay đổi về dinh dưỡng và lối sống bắt đầu từ giữa thế kỷ trước là một phần nguyên nhân. Ví dụ, ung thư đại trực tràng khởi phát sớm tỉ lệ mắc bệnh đáng báo động ở những người sinh trong và sau thập niên 1960, phần nhiều là do chế độ ăn uống và lối sống mà họ tiếp xúc trong giai đoạn đầu đời.

Ung thư ở người trẻ tuổi hiện tập trung ở đường tiêu hóa: đại trực tràng , thực quản, dạ dày, tuyến tụy, ống mật, gan và túi mật. Trên cơ sở đó, sự biến đổi của hệ vi sinh vật bên trong cơ thể đang là một hướng tham khảo quan trọng. Sự gia tăng ung thư đại trực tràng khởi phát ở trẻ nhỏ tương quan với tỷ lệ béo phì ở trẻ em tăng gấp đôi trong 30 năm qua, hiện ảnh hưởng đến 20% những người dưới 20 tuổi.

Theo Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, có người mới 30 tuổi đã mắc ung thư đại tràng Sigma như một thanh niên ở Phú Thọ chẳng hạn. Ngoài ung thư gan, phổi, đại trực tràng các bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp ung thư vú ở tuổi thanh niên - bệnh trước đây thường gặp ở tuổi trung niên. Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng ung thư trẻ hóa. Như béo phì, lối sống lười vận động, ngồi văn phòng, lệ thuộc máy tính, điện thoại, đi ngủ muộn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Chế độ ăn uống không lành mạnh ít rau quả, nhiều đạm, nhiều muối... Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lạm dụng chất kích thích... cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng nhiều.

3. Làm gì để ngăn ngừa ung thư trẻ hóa ?

Để phòng ngừa, bác sĩ khuyến cáo giảm tất cả yếu tố nguy cơ. Ví dụ, gia đình có bố và anh trai của bố mắc ung thư đại tràng, dạ dày hoặc mẹ, dì hoặc bác gái mắc ung thư vú, bạn cần phải tầm soát sớm. Đây là nhóm có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với người khác.

Mốc thời điểm tầm soát ung thư là sau tuổi 30. Người béo phì có nguy cơ mắc các loại ung thư cao hơn người bình thường và là nguyên nhân dẫn tới khoảng 20% ung thư thực quản, dạ dày, đại trực tràng, gan, buồng trứng, ung thư vú sau mãn kinh...

Tránh ăn nhiều mỡ, gia vị hay thức ăn bị mốc; tăng cường hoa quả, rau và các loại vitamin. Tiêm vắc xin ngừa một số bệnh nhiễm trùng như viêm gan B, C và tiêm phòng HPV ngừa ung thư cổ tử cung. Mọi người cần thay đổi thói quen sống lành mạnh, lựa chọn thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc.

Do cuộc sống bận rộn bác sĩ khuyến cáo giới trẻ cần có lối sống lành mạnh, tăng cường vận động và dinh dưỡng cân bằng. Nền tảng thể lực tốt là chìa khóa để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Cách đơn giản và hữu hiệu nhất để phòng ngừa ung thư chính là duy trì cơ thể cân đối qua những hoạt động thể chất. Bạn nên chọn một môn thể thao nào đó và luyện tập 30 phút mỗi ngày để có kết quả tốt. 

Ngoài ra cũng cần duy trì tinh thần khỏe mạnh bởi rất nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra mối tương quan giữa sức khỏe tinh thần và thể chất. Trạng thái tâm lý tích cực như hạnh phúc, lạc quan, hài lòng với cuộc sống có ảnh hưởng lớn đến cơ thể, làm giảm bớt các quá trình gây hại cho sức khỏe. Một khi sự lạc quan tăng lên thì các chứng viêm sẽ giảm xuống.

Và cuối cùng lời khuyên của các bác sĩ ung bướu dành cho bất kỳ bạn trẻ là một khi  thấy các triệu chứng hoặc thấy điều gì đó bất ổn, đặc biệt đang sụt cân rất nhiều mà không rõ, nên đi gặp bác sĩ, khám bệnh càng sớm càng tốt.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?