Bệnh nấm tóc khác với vảy nến thế nào và cách chữa trị để đạt hiệu quả

Thứ ba - 01/11/2022 09:26
Nấm tóc, chính xác là nấm da đầu, dân gian gọi là chốc đầu, gây ngứa ngáy, khó chịu và dẽ lây sang các bộ phận khác. Cần phân biệt vảy nến và nấm da đầu vì có nhiều dấu hiệu tương tự để giúp điều trị đúng cách và hiệu quả.
bs trinh xuan thuy
BSCKI. TRỊNH XUÂN THỦY
Chuyên khoa Da liễu Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

Nấm tóc khác với vảy nến như thế nào?

Vảy nến là một sự rối loạn của hệ miễn dịch và có nhiều nguyên nhân gây bệnh như di truyền, do áp lực, căng thẳng của hệ thần kinh, do rối loạn chuyển hóa da hoặc chuyển hóa đường đạm, do da đầu tiếp xúc với các loại hóa chất gây kích ứng da nhất là các loại dầu gội có độ kiềm cao, nhiều chất tẩy càng có nguy cơ gây vảy nến trên da đầu lớn…

Nấm tóc xuất hiện nhiều nhất khi có sự xâm nhập của các chủng nấm lên da, do các chủng nấm, do lây nhiễm nấm da từ động vật và con người. Ngoài ra còn do thói quen vệ sinh da đầu kém, sử dụng nước nhiễm nấm, khuẩn, do để đầu ướt khi đi ngủ hoặc chưa làm sạch dầu gội, dầu xả khi tắm gội, do người bệnh từng bị vảy nến hay á sừng, viêm da cũng rất dễ bị nấm da đầu….
 

phan biet nam da dau va vay nen

Đôi điều về bệnh nấm tóc

Nấm tóc là một bệnh nhiễm trùng da đầu do những loại nấm như đề cập gây ra. Tình trạng này còn được gọi là nấm da đầu hoặc nấm ngoài da đầu. Các loại nấm thực sự bắt nguồn từ da chứ không phải ở tóc. Khá phổ biến ở trẻ em mặc dù thanh thiếu niên và người lớn cũng có thể bị ảnh hưởng. Nấm tóc tồn tại dai dẳng  trong vài tháng hoặc vài năm, dễ lây lan, có nghĩa là một người bị nhiễm có thể truyền cho những người khác thông qua các vật bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp.

Nấm tóc có nhiều loại, phân loại theo hình thái lâm sàng hoặc nguyên nhân gây bệnh. Tổng thể có 2 loại nấm thường gặp là  Trichophyton và hai là tóc hột (trứng tóc) do chủng nấm Pierdraiahortai và Trichosporon beigelii gây ra. Ở dạng này không gây rụng tóc vì sợi nấm chỉ phát triển ở thân tóc, gây khó chịu hoặc ngứa. Hai chủng nấm Trichophyton hoặc Microsporum thường tấn công vào sợi tóc khiến tóc bị gãy và làm da đầu nổi nốt mẩn đỏ, đóng vảy. Bệnh có thể được điều trị khỏi bằng thuốc kháng nấm kết hợp với phương pháp chăm sóc tóc và da đúng cách. Ngoài nấm, nguyên nhân gây bệnh còn có tình trạng da tiết nhiều mồ hôi. Do dùng dầu gội đầu không phù hợp, gội xong không làm khô tóc, tắm ở nơi nước bẩn, dùng chung nón, mũ, lược chải đầu, gối… với người đang bị nấm tóc, hay tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh nấm.

Biểu hiện của nấm tóc gồm ngứa da đầu dữ dội, chân tóc xuất hiện mụn li ti lan tỏa thành  mảng, sưng và đóng vảy. Tóc gần khu vực tổn thương bị gãy cách chân tóc vài cm hoặc gãy sát da đầu. Bệnh càng nặng thì tóc rụng càng nhiều. Một số trường hợp bị rụng tóc nguyên mảng dẫn đến hói đầu. Nấm tóc là căn bệnh rất dễ lây lan từ người mắc bệnh sang người khỏe mạnh thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc do dùng chung  các đồ dùng cá nhân của người bệnh như dùng chung lược chải đầu, chăn gối, khăn tắm, lược chải đầu, nón mũ bảo hiểm...

Chẩn đoán, chữa trị

Theo giới da liễu, nấm tóc được chẩn đoán để tìm kiếm sự hiện diện của vi nấm nhờ sinh thiết, soi dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy để xác định nấm gây bệnh. Ngoài ra bác sĩ có thể phát hiện tình trạng nhiễm nấm tóc bằng cách soi đèn, nếu nhiễm nấm, đèn sẽ phát màu huỳnh quang.

Về  điều trị nấm tóc chủ yếu là dùng thuốc kháng nấm dạng uống, bôi, dầu gội. Bên cạnh đó, các phương pháp tự nhiên cũng được nhiều người áp dụng để rút ngắn được thời gian điều trị. Thuốc trị bệnh nấm tóc đường uống có Fluconazol, Griseofunvin, Terbinafin và Itraconazol. Liều lượng cũng như thời gian dùng được điều chỉnh tùy theo đối tượng và  trọng lượng cơ thể. Thuốc điều trị tại chỗ có thuốc bôi chống nấm như dịch BSI, kem Nizoral, kem Clotrimazol, Griseofulvin, Ketoconazol.... Dầu gội đầu chứa chất chống nấm như dầu gội Haicnea, Nizoral, Selenium sulfide hay Ketoconazole cũng được xem là  có tác dụng. Ngoài thuốc, có thể dùng kem nấm tóc tại nhà nhất là ở thể nhẹ,  như  trị nấm tóc bằng muối, chữa nấm tóc bằng chanh, hoặc mẹo nấm tóc bằng bồ kết...

Về phòng ngừa, nên giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chăm sóc tóc và da đầu đúng cách như gội đầu đúng cách, tránh dùng các sản phẩm dầu gội chứa hóa chất tẩy gàu mạnh. Xả nhiều lần bằng với nước sạch, hạn chế gãi ngứa, giữ cho đầu luôn khô ráo. Không dùng chung vật dụng với người khác.  Không nên uốn, duỗi tóc hay nhuộm tóc trong thời gian bị bệnh, tăng cường thực phẩm có lợi cho sức khỏe da đầu, tóc, ăn uống cân bằng, đủ chất . Tránh ăn đồ cay nóng, thức ăn nhanh, đồ hộp, đường hoặc đồ uống có cồn. Duy trì cuộc sống vận động, hạn chế nằm ngồi nhiều, vận động có lợi cho sức khỏe chung, trong đó có sức khỏe da và tóc.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 5 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá

  Ý kiến khác

  • benhdalieu3

    Địa chỉ khám - chữa bệnh xã hội & da liễu uy tín:
    https://benhxahoi.andongclinic.vn/nhung-can-benh-lay-qua-duong-quan-he-tinh-duc-thuong-gap-32.html?bl1

      benhdalieu3
      10/09/2024 09:03
Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?