Trẻ em và người lớn đều có thể mắc các rối loạn da, trong đó có dị ứng da. Trong bối cảnh Covid-19, ô nhiễm không khí tăng cao, thực phẩm thiếu an toàn thì dị ứng da lại càng phức tạp, hệ lụy nhiều biến chứng khó lường.
Đôi điều về dị ứng da
Phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng bất thường với một chất vô hại. Nhiệm vụ các tế bào hệ thống miễn dịch là tìm chất lạ, như vi rút, vi khuẩn, và loại bỏ chúng để bảo vệ con người khỏi những căn bệnh nguy hiểm.
Những người bị dị ứng da có hệ thống miễn dịch quá nhạy cảm nên họ có thể phát ban dị ứng trên da và các tình trạng khác do protein trong thực phẩm, phấn hoa, cao su, thuốc hoặc những thứ khác.
Nói đơn giản hơn, khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên từ bên ngoài kết hợp với hiện tượng suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể biểu tình và tạo ra phản ứng xuất hiện ra bên ngoài, gọi là bị dị ứng da.
Ai dễ dị ứng da ?
Dị ứng sinh ra khi histamin (amin sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ) được sản xuất quá mức trong quá trình tiêu diệt dị nguyên khiến cơ thể bị kích ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên bên ngoài. Tại Việt Nam, dị ứng là bệnh da liễu điển hình do khí hậu nóng ẩm, phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.
Y học phân chia dị ứng theo mức độ mắc bệnh và dựa trên đặc điểm của chất gây phản ứng hay còn gọi là kháng nguyên. Đây cũng là nguyên nhân gây bùng phát dị ứng. Chủ yếu bao gồm dị ứng thực phẩm như đậu, sữa, hải sản và các loại khác.
Nguyên nhân rất đa dạng như viêm da dị ứng, côn trùng đốt, mỹ phẩm, niken, khói thuốc, bụi bặm, nấm mốc, lông động vật, phấn hoa, hóa chất …Dị ứng thuốc đặc biệt là các thuốc bôi ngoài da , thuốc đường tiêm như penicillin, thuốc cản quang, aspirin, thuốc giảm đau NSAID, thậm chí cả dược thảo. Ngoài ra còn do các môi chất khác như găng tay cao su, đồ nhựa, dị ứng hen suyễn, do thay đổi đột ngột thời tiết, do di truyền v.v.
Nhận biết và xử lý
Khi bị dị ứng da sưng đỏ, phù nề, ngứa do các mao mạch giãn nở dưới tác động của các histamin. Da xuất hiện những nốt li ti, sần sùi và khô ráp. Cá biệt, có trường hợp bong tróc thành từng mảng, gây ngứa ngáy, nhất là về đêm.
Da có nhiều mẩn đỏ, ngứa, tróc và chảy dịch, xuất hiện cảm giác vùng bị dị ứng da châm chích, nóng ran, sốt. Sốc phản vệ là tình trạng nặng nhất nên không thể xem thường cần được phát hiện, chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Đối với những trẻ hoặc người lớn với cơ địa dị ứng. Nhạy cảm với thành phần các loại thực phẩm và sự thay đổi thời tiết, môi trường. Hãy tư vấn bác sĩ điều trị để được hướng dẫn chuẩn bị sẵn thuốc chống dị ứng và sử dụng khi có các dấu hiệu dị ứng nhẹ.
Một khi xuất hiện các dấu hiệu nặng hoặc triệu chứng tiến triển tăng dần, không đáp ứng với thuốc thông thường thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Bác sĩ sẽ khám và kê đơn các loại thuốc phù hợp, cần có thể nhập viện, điều trị để đảm bảo an toàn, hạn chế sự cố bất an có thể xảy ra.
Thuốc sử dụng thường là nhóm ức chế Calcineurin, thuốc kháng Histamin, thuốc mỡ kháng sinh, thuốc Corticoid dạng bôi v.v
Về phòng ngừa dị ứng nên dựa trên đặc điểm sức khỏe bản thân nếu nhạy cảm với loại thuốc hay thực phẩm thì nên tìm cách sống chung với chúng. Tuyệt đối không sử dụng loại thực phẩm hoặc có thành phần đã từng gây phản ứng nhất là trẻ dị ứng sữa, thực phẩm. Kiểm tra kỹ các loại thuốc, thực phẩm, nước uống, vật dụng đã tiếp xúc và báo cho bác sĩ biết để tránh phản ứng bất lợi có thể xảy ra.
Đối với những bệnh nhân hen suyễn, các bệnh lý đặc thù khác, cần tuân theo hướng dẫn của chuyên môn để cắt cơn khi cần thiết. Không tự ý sử dụng thuốc, kể cả dược thảo. Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, và nên sử dụng nguồn thực phẩm có nguồn gốc sạch sẽ, hợp vệ sinh.
Địa chỉ khám - chữa bệnh xã hội & da liễu uy tín: https://benhxahoi.andongclinic.vn/nhung-can-benh-lay-qua-duong-quan-he-tinh-duc-thuong-gap-32.html?bl1
Địa chỉ khám - chữa bệnh xã hội & da liễu uy tín:
https://benhxahoi.andongclinic.vn/nhung-can-benh-lay-qua-duong-quan-he-tinh-duc-thuong-gap-32.html?bl1