Vì sao phải dùng kem chống nắng đầy đủ, không chừa vùng da nào
Thứ sáu - 23/09/2022 07:40
Mới đây, trên mạng xã hội miễn phí Twitter xuất hiện bức ảnh người người phụ nữ 92 tuổi với chiếc cổ đầy mụn, lời nhắc nhở nghiêm khắc về việc dùng kem chống nắng không đều, thoa mặt nhưng chừa lại cổ.
Vai trò kem chống nắng bảo vệ da trước tia UV
Bức ảnh nói trên đã nhận được hàng nghìn lượt thích, chia sẻ và là bằng chứng nhãn tiền về tầm quan trọng của việc sử dụng kem chống nắng phòng tránh các tia cực tím. Bức ảnh mô tả người phụ nữ 92 tuổi có da má và cổ lành lặn nhưng cổ thì mụn sần sùi, đen sạm.
Được biết người phụ nữ cao niên này có thâm niên bôi kem chống nắng hơn 40 năm nhưng lại bỏ qua da cổ. Bức ảnh phân biệt rõ ràng giữa nơi thường xuyên được bôi kem chống nắng và nơi không.
Mặc dù hiểu được tầm quan trọng của việc chống nắng, nhưng qua bức ảnh này khiến nhiều người giật mình, lâu nay vẫn dùng kem chống nắng nhưng không đúng cách.
Ánh sáng mặt trời có chứa nhiều tia cực tím, gây hại cho da, khiến da bị sần sùi, đen sạm, thậm chí có thể dẫn đến ung thư da. Thông thường da mặt có một số protein thiết yếu như collagen, keratin và elastin. Trong khi đó, trong kem chống nắng có chứa nhiều thành phần và được ví như vệ sĩ bảo vệ da trước sự tác động của tia UV, ngăn quá trình lão hóa da và làm cho da luôn trẻ trung, tràn đầy sức sống.
Ngược lại, nếu bỏ qua kem chống nắng đồng nghĩa với việc “thả rông” da mặt, khiến da dễ bị tổn thương. Ngoài tiếp xúc với ánh nắng gay gắt, không thoa kem, mang bảo hộ thì da dễ bị cháy, dễ bị mắc phải các khối u ác tính. Nói cách khác, chống nắng không đúng cách có thể dẫn đến tăng nguy cơ đồi mồi, tăng sắc tố, tàn nhang, nếp nhăn, sần sùi, thậm chí ung thư da. Theo thống kê, ung thư da là loại ung thư phổ biến, cứ 5 người thì có 1 người mắc phải.
Sử dụng kem chống nắng thế nào cho hiệu quả?
Theo khuyến cáo của giới da liễu, để sử dụng kem chống nắng hiệu quả thì nên chọn một loại kem có chỉ số SPF từ 30 trở lên, chống nước và cung cấp độ che phủ phổ rộng mới có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB.
Chỉ số SPF (sun protection factor) là định mức đo lường khả năng chống lại tia UV có trong kem chống nắng. Định mức này được tính theo số giờ và tỷ lệ phần trăm khi sử dụng kem trên da. Chỉ số SPF thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Theo định mức thì 1 SPF có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế những tác hại của tia UV trong khoảng 10 phút. Ví dụ, kem có chỉ số SPF là 15 sẽ có tác dụng bảo vệ dạ trong vòng 150 phút, SPF 50 sẽ có tác dụng bảo vệ dạ trong vòng 500 phút….
Chỉ số SPF được hiểu theo 2 cách (tương đối): Một là theo thời gian, có nghĩa là lấy chỉ số SPF nhân 10 để tính được thời gian bảo vệ da chống tác hại của tia UVB tính bằng phút. Ví dụ kem chống nắng có chỉ số SPF là 30 thì thời gian bảo vệ da khỏi tác hại của tia UVB là 300 phút. Hai, theo phần trăm, khi đặt trong điều kiện hoàn hảo thì kem chống nắng có chỉ số SPF là 15 sẽ chặn được khoảng 93,4% tác hại từ tia UV, SPF 30 là khoảng 96,7% và SPF 50 là khoảng 98%.
Nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài trời vì phải mất khoảng 15 phút để làn da hấp thụ kem và phát huy tác dụng. Nếu ra ngoài nắng rồi mới thoa kem thì làn da không được bảo vệ đầy đủ.
Nên sử dụng đủ kem chống nắng: Gồm thoa kem che phủ mặt, cổ, tai, tay, chân... Đối với những khu vực khó tiếp cận như lưng, hãy nhờ người khoa thoa hộ hoặc sử dụng kem chống nắng dạng xịt. Nếu có mái tóc mỏng, hãy thoa kem chống nắng lên da đầu hoặc đội một chiếc mũ rộng vành. Riêng môi hãy thoa son dưỡng môi có chỉ số SPF ít nhất là 15.
Nên thoa lại kem chống nắng tần suất 2 giờ/lần, ngay sau khi bơi hoặc đổ mồ hôi. Nếu không lặp lại có thể bị cháy nắng thường hoặc dùng kem kém chất lượng. Mỗi khi đi ra ngoài, ngay cả khi nhiều mây hay vào mùa đông cũng nên nhớ sử dụng kem chống nắng đầy đủ.