Phòng ngừa cúm A (H7N9)

Thứ bảy - 15/04/2017 13:00
Cúm là một bệnh nhiễm virut cấp tính gây ra bởi virut cú, lịch sử đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm gây chết nhiều triệu người.
Cúm là một bệnh nhiễm virut cấp tính gây ra bởi virut cú, lịch sử đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm gây chết nhiều triệu người. Tuy nhiên, với các chủng cúm mùa hiện nay, mặc dù lưu hành quanh năm và rất nhiều người mắc nhưng do độc lực thấp nên hiếm khi gây tử vong. Nhưng nguy hiểm là các phân nhóm cúm A (H5N1), A (H7N9) gây bệnh ở gia cầm lại có thể lây truyền sang người và gây tử vong cao. Vì vậy, mỗi người cần nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh.

Virut cúm có thể lây trực tiếp giữa người với người qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi làm bắn ra môi trường, các giọt nước bọt và dịch mũi họng li ti mang nhiều virut cúm. Những giọt này bay lơ lửng trong không khí. Người lành hít phải các giọt này có thể bị nhiễm bệnh. Chính vì thế, bệnh cúm rất dễ lây lan ở những nơi kín, tập trung đông người như nhà trường, siêu thị, phòng họp, các phương tiện giao thông công cộng,... Ngoài ra, các giọt này còn làm vấy bẩn các vật dụng hoặc bàn tay người lành, từ đó làm ô nhiễm đồ ăn thức uống cũng có thể giúp lan truyền bệnh cúm.

Virus cúm A H7 là nhóm virus cúm thường lưu hành ở các loài chim. Virus cúm A (H7N9) là một phân nhóm trong nhóm virus cúm A H7. Mặc dù một vài phân nhóm của virus H7 (H7N2, H7N3 và H7N7) thỉnh thoảng được tìm thấy gây nhiễm trên người, tuy nhiên chưa có trường hợp nào được ghi nhận nhiễm virus cúm A/H7N9 ở người cho tới khi các trường hợp đầu tiên được phát hiện tại Trung Quốc và được công bố vào ngày 31/3/2013.
 
PGS TS Nguyễn Hoài Nam: Giảng viên Đại học Y Dược TP HCM; Cố vấn chuyên môn bệnh viện quốc tế Minh Anh cho biết

Bệnh cúm A(H7N9) ở người là bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng, do vi rút cúm A (H7N9) trên gia cầm lây sang người, bệnh tiến triển nhanh và có tỷ lệ tử vong cao. Người bệnh cúm A (H7N9) có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tiến triển nhanh với các triệu chứng sốt, ho, khó thở, viêm phổi nặng và suy hô hấp

Về bệnh cảnh, thì bệnh nhân thường sốt rất cao, tức ngực, khó thở, chụp phim phổi có thể thấy hình ảnh tổn thương phổi tiến triển nhanh, khám và xét nghiệm  có thể phát hiện tình trạng viêm cơ tim, suy hô hấp, thậm chí suy đa phủ tạng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

 
Mặc dù đến nay đã phát hiện một số chùm ca bệnh gồm những người trong cùng gia đình và người liên quan, nhưng vẫn chưa có bằng chứng cho thấy bệnh cúm A (H7N9) lây từ người qua người. Điều đáng quan ngại là hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này.

Về tình hình dịch cúm A (H7N9) trên thế giới hiện nay, thì theo Tổ chức Y tế Thế giới, từ đầu năm 2017 đến nay, Trung Quốc đã phát hiện 304 trường hợp nhiễm cúm A (H7N9) tại 18 tỉnh, thành phố. Bệnh có tỉ lệ tử vong cao. Qua kết quả đều tra ở 155/304 trường hợp, cho thấy có 144 ca có tiền sử dịch tể tiếp xúc với gia cầm hoặc chợ gia cầm sống.

Còn tại nước ta, đến cuối tháng 2 năm 2017, nước ta chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do cúm A (H7N9). Tuy nhiên, đáng quan ngại là,  một số các ổ dịch xuất hiện  tại Quảng Tây, Vân Nam và Quảng Đông của Trung Quốc. Đây là các tỉnh sát biên giới với nước ta.


Như vậy, chúng ta đang đối diện với nguy cơ dịch bệnh do:

Dịch bệnh đang tăng nhanh tại Trung Quốc, cả về số mắc, số tử cvong và sự lan rộng ra các vùng địa lý mới. Đặc biệt là các ổ dịch tại các tỉnh sát với biên giới Việt Nam.

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp và gia cầm lây lan, bùng phát

Nguồn lây bệnh vẫn chưa xác định rõ ràng, chưa xác định được các yếu tố dịch tễ liên quan giữa các trường hợp mắc bệnh. Nhưng phần lớn người mắc bệnh có tiền sử tiếp xúc với gia cầm và sử dụng các sản phẩm từ gia cầm.

Vi rút cúm A (H7N9) không gây bệnh và không gây chết gia cầm, vì vậy rất khó phát hiện gia cầm nhiễm vi rút

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng

Tình trạng kinh doanh gia cầm trái phép còn tồn tại nhiều trên địa bàn thành phố.
 
cum a h7n9 bvminhanh

Các nguồn lây truyền virut cúm A (H7N9) sang người
Hiện nay việc thông thương, giao lưu giữa các nước có mối quan hệ thường dễ dàng. Và chính vì vậy, đối với dịch bệnh, đây cũng là mối nguy cơ gây lây truyền, bùng phát. Vì thế, đối với với khách du lịch khi đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh cúm A(H7N9) WHO đưa ra một số khuyến cáo như sau:
  1. Không nên đi đến khu vực giết mổ gia cầm;
  2. Tránh xa các trại nuôi gia cầm hoặc tránh tiếp xúc với gia cầm sống tại các chợ bán gia cầm;
  3. Không nên tiếp xúc với với các vật dụng bị ô nhiễm bởi phân gia cầm hoặc vật nuôi;
  4. Thường xuyên rửa tay với xà phòng;
  5. Luôn tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm và thực hành vệ sinh cá nhân tốt;
  6. Đối với người có biểu hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp khi đi du lịch hoặc ngay sau khi trở về từ khu vực đang có dịch bệnh cúm cần nghĩ tới do cúm A (H7N9) và được khám, chẩn đoán để xác định.

Để chủ động phòng chống bệnh cúm A(H7N9) ở người, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
  1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
  2. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm.
  3. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
  4. Người trở về nước từ khu vực có dịch bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.
  5. Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

Trong phòng ngừa các bệnh có thể lây nhiễm qua đường ăn uống, hô hấp, thì rửa tay là một biện pháp quan trọng. Tuy nhiên chỉ rửa tay đúng cách mới ngăn ngừa lây truyền hiệu quả. Vì vậy chúng ta cần lưu ý:
  • Cần rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng.
  • Quy trình rửa tay cần đảm bảo làm sạch các ngón tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay.
  • Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 1 phút.
Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rửa tay sau khi ho, hắt hơi mà phải dùng tay che miệng, sau khi tiếp xúc với đồ vật công cộng có nguy cơ nhiễm vi rút cúm, bắt tay với người nghi nhiễm cúm Mỗi cơ quan, xí nghiệp, trường học, gia đình cần có xà phòng và nơi rửa tay thuận tiện.

Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại

Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại. Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại. Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.
slogan
 

Tác giả bài viết: Hoàng Thao

Nguồn tin: BTV Khắc Phương - HTV

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?