I. Tham khảo nhanh về viêm khớp
Viêm khớp (Arthritis) là thuật ngữ y học dùng để chỉ bất kì rối loạn nào ảnh hưởng đến khớp xương.Viêm khớp là tình trạng viêm, sưng đau ở một hay nhiều khủy khớp như khớp gối, khớp háng, khớp vai, khớp cổ tay, khớp cổ… Căn bệnh ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của khớp, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và thực hiện các công việc hàng ngày. Theo thống kế có tới gần 100 loại viêm khớp, nhưng những dạng phổ biến nhất có viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA). Những loại khác bao gồm gút, lupus ban đỏ hệ thống, đau xơ cơ và viêm khớp nhiễm khuẩn, tất cả đều thuộc dạng bệnh phong thấp.
Viêm xương khớp (OA): Ảnh hưởng đến sụn khớp, tức lớp mô bao bọc các đầu xương, có vai trò giảm ma sát và giúp đầu xương trượt lên nhau khi chuyển động. Nếu bị viêm, việc cử động khớp sẽ trở nên khó khăn và lâu ngày, lớp sụn sẽ dần thô ráp và mỏng đi, hình thành các gai xương, làm biến dạng khớp, thậm chí các xương lệch khỏi vị trí bình thường.
Viêm khớp dạng thấp (RA): Là bệnh khớp tự miễn mạn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công vào các khớp, dẫn đến đau và sưng. Tỷ lệ mắc bệnh RA nữ cao hơn nam giới, nhất là nhóm trên 40 tuổi.
II. Thực phẩm nên tránh khi bị viêm khớp
1. Đường bổ xung
Mọi người đều có thể hưởng lợi nếu hạn chế lượng đường ăn vào, đặc biệt khi bị viêm khớp. Đường bổ sung được tìm thấy trong kẹo, soda, kem và nhiều loại thực phẩm khác, như nước sốt thịt nướng, nước sốt salad và nước sốt cà chua.
Trong một nghiên cứu có 217 người bị RA tham gia cho thấy, trong số 20 loại thực phẩm sử dụng , soda có đường và món tráng miệng dường như có nhiều khả năng làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp nhất.
2. Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn
Một số nghiên cứu về thịt đỏ và thịt chế biến với chứng viêm, cho thấy nhóm thực phẩm này làm tăng các triệu chứng viêm khớp. Ví dụ những người ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể có mức interleukin-6 (IL-6), protein phản ứng C (CRP) và homocysteine cao hơn. Đây là những dấu hiệu của viêm khớp. Nghiên cứu trên cũng cho thấy rằng thịt đỏ thường làm trầm trọng thêm các triệu chứng RA.
Một đánh giá năm 2019 đã kết luận, chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật loại trừ thịt đỏ có thể cải thiện các triệu chứng viêm khớp. Và một nghiên cứu vừa được công bố vào năm 2022 đã tìm thấy mối liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp và việc tiêu thụ thịt chế biến sẵn cao hơn so với ăn cá và hải sản.
3. Thực phẩm chứa gluten
Gluten là một nhóm protein trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và các loại ngũ cốc khác. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy viêm gia tăng khi lạm dụng thực phẩm giàu gluten. Những người mắc bệnh celiac cũng có nguy cơ mắc bệnh RA cao hơn những người không mắc bệnh celiac.
Một số nghiên cứu tương tự cũng phát hiện thấy chế độ ăn thuần chay, không chứa gluten có thể làm giảm bệnh và cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
4. Thực phẩm chế biến triệt để
Nhóm thực phẩm siêu chế biến - chẳng hạn như thức ăn nhanh, ngũ cốc ăn sáng và đồ nướng - có xu hướng chứa nhiều ngũ cốc tinh chế, đường, chất bảo quản, và các thành phần gây viêm khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp.
Nghiên cứu còn phát hiện thấy, thực phẩm chế biến kỹ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh RA bằng cách góp phần gây viêm nhiễm và béo phì, và cuối cùng làm tăng nguy cơ với bệnh RA. Theo một nghiên cứu ở 56 người bị viêm khớp dạng thấp, cho thấy, những người ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn xuất hiện các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Cụ thể, nồng độ glycated hemoglobin (HbA1c) trong máu tăng cao, đây là chỉ số cho thấy dấu hiệu kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài không đạt được ngưỡng mong muốn.
6. Một số loại dầu thực vật
Chế độ ăn nhiều chất béo omega-6 và ít chất béo omega-3 có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau đầu gối, thường gặp ở bệnh viêm khớp và viêm khớp dạng thấp. Những chất béo này cần thiết cho sức khỏe, nhưng do mất cân bằng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Omega-3 có nhiều trong dầu cá, hạt có dầu và rau xanh, còn omega-6 có trong bơ thực vật, dầu thực vật và dầu ăn như ngô hay cây rum.
7. Thực phẩm chứa nhiều muối
Cắt giảm muối rất tốt cho nhóm người bị viêm khớp. Thực phẩm chứa nhiều muối bao gồm tôm, súp đóng hộp, bánh pizza, một số loại pho mát, thịt chế biến và nhiều mặt hàng chế biến khác.
Một nghiên cứu trên chuột năm 2019 phát hiện ra bệnh viêm khớp trở nên nghiêm trọng ở những con chuột có chế độ ăn nhiều muối so với những con có chế độ ăn ít muối. Nghiên cứu gợi ý, tiêu thụ lượng natri cao có thể làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh tự miễn dịch, trong đó có viêm khớp ở người. Theo nghiên cứu năm 2015 ở 18.555 người cũng phát hiện thấy kết quả tương tự về tác hại lạm dụng muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh RA.
8. Thực phẩm giàu AGE
AGE viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Advanced Glycation Endproducts, có nghĩa là các sản phẩm glycat hóa bền vững (đôi khi còn gọi là glycosyl hóa không enzyme). AGE là các phân tử được tạo ra thông qua các phản ứng giữa đường và protein hoặc chất béo. Chúng tồn tại tự nhiên trong thức ăn động vật chưa nấu chín và được hình thành thông qua một số phương pháp nấu nướng. Thực phẩm giàu AGE là nhóm giàu protein, giàu chất béo động vật được chiên, quay, nướng, áp chảo hoặc nướng, chẳng hạn như thịt xông khói, bít tết chiên hoặc nướng, gà nướng hoặc chiên, xúc xích nướng, khoai tây chiên, phô mai, bơ thực vật, mayonaise…
Khi AGEs tích lũy với số lượng lớn trong cơ thể, sẽ gây mất cân bằng oxy hóa khiến viêm nhiễm xảy ra. Căng thẳng oxy hóa và sự hình thành AGE có liên quan đến sự tiến triển của bệnh ở những người bị viêm khớp. Bằng chứng những người bị viêm khớp có mức AGE trong cơ thể cao hơn những người không mắc bệnh. Ngoài ra, AGE còn tích lũy trong xương và khớp nên khiến viêm khớp âm thần phát triển. Nên thay thế thực phẩm AGE cao bằng thực phẩm nguyên chất, bổ dưỡng như rau, trái cây, các loại đậu và cá để làm giảm tổng lượng AGE toàn phần trong cơ thể.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác