Chú ý khi dùng thuốc chữa bệnh mùa nắng nóng

Thứ năm - 23/03/2023 13:12
Có hai yếu tố kết hợp khiến bệnh trở nên trầm trọng, đó là thời tiết và một số dạng bệnh thuộc nhóm thần kinh như động kinh hay trầm cảm. Nếu dùng thuốc không đúng theo đơn của bác sĩ có thể dẫn đến bệnh thèm nan y, trầm trọng.
ds nguyen ba hong
DS. NGUYỄN BÁ HỒNG
Trưởng khoa Dược Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

1. Nhóm bệnh có xu hướng nặng hơn vào mùa hè

Mùa hè  nắng nực, độ ẩm và bụi bẩn không khí tăng cao, tia UV trong ánh nắng lớn khiến một số bệnh trở nên nặng, như động kinh và trầm cảm. Động kinh có nguyên nhân là tồn tại các ổ phóng điện ở trong não của bệnh nhân. Các ổ động kinh này đều rất nhạy với các yếu tố ngoại lai như nhiệt độ và độ ẩm không khí, cường độ tia UV, ánh sáng nhân tạo v.v. Chính vì vậy bệnh nhân động kinh thường than phiền chóng mặt, hay lên cơn động kinh trước khi những thay đổi của thời tiết diễn ra. Các yếu tố vật lý trong tự nhiên cũng rất mạnh, kể cả những cái vô hình như bão từ trong không gian, vì thế bệnh động kinh có xu hướng nặng lên về mùa hè. Hơn nữa, mùa hè nóng, ra nhiều mồ hôi, uống nhiều nước khiến cho nồng độ thuốc chống động kinh trong máu cũng giảm theo. Điều này đồng nghĩa cơn động kinh cùng xuất hiện nhanh hơn, dày hơn trong mùa nắng nóng.

Còn trầm cảm, một rối loạn tâm thần. Những người bị trầm cảm có thể đã phải trải qua những biến cố lớn trong cuộc đời…. Các yếu tố này kết hợp với thời tiết bất thường khiến sức khỏe thể chất, tinh thần của bệnh nhân trở nên trầm trọng. Để mang lại hiệu quả trong điều trị, việc dùng thuốc, chăm sóc bệnh nhân mùa nắng nóng cần thận trọng hơn, đặc biệt là dùng thuốc.

2. Dùng thuốc chống động kinh vào mùa hè thế nào?

Phải nói ngay rằng các loại thuốc dùng trị động kinh rất phong phú, cả mới lẫn thế hệ mới và  tồn tại hai mặt song song. Ví dụ thuốc thế hệ cũ như phenobarbital (gacdenal), phenytoin (sodanton)... ra đời cách đây đã lâu, nhưng lại có nhiều tác dụng phụ như gây buồn ngủ, chậm chạp, giảm khả năng chú ý, trí nhớ và trí tuệ ở bệnh nhân, làm liệt dương ở đàn ông và lãnh cảm ở phụ nữ... Còn thuốc thế hệ mới như topiramate, keppra, lamotrigyl... có xu hướng ít tác dụng phụ hơn, dung nạp tốt, nhưng hiệu quả điều trị lại chưa được như mong muốn , giá lại đắt.  Chính vì vậy phải dựa theo đơn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc. Theo đơn, người bệnh cần uống thuốc đúng giờ quy định, không tự ý tăng hoặc giảm liều. Nếu liều quá cao hay quá thấp đều gây bất lợi, thậm chí còn gây ngộ độc, nguy hiểm tới tính mạng.

Một tiêu chí quan trọng khác là không được bỏ liều, quên uống, nó có thể gây tái phát nặng hơn, và tần suất xuất hiện các cơn động kinh nhanh hơn. Ngoài ra, cần chú ý tới những tương tác bất lợi khi dùng với các thuốc khác như làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai dạng hormone, hay tương tác bất lợi với thuốc chống động kinh nếu dùng cùng nhóm thuốc chống đông, steroid …. Vì vậy, cần thông báo cho bác sĩ điều trị khi dùng thêm bất cứ thuốc nào, kể cả thuốc nam thuốc bắc.

Do thời tiết nắng nóng, bệnh nhân động kinh cần phòng ngừa sốc nhiệt, mang phòng hộ, đội nón mũ khi đi ra khỏi nhà, kể cả khi trời râm, mát. Uống đủ nước, nên ở trong phòng có nhiệt độ thích hợp,. Tránh xa xa rượu, bia, các chất gây tăng nguy cơ co giật, các nguồn ánh sáng nhấp nháy, chói lòa làm tăng nguy cơ gây ra cơn động kinh. Trong quá trình dùng thuốc, nếu có gì bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ của bạn để được tư vấn kịp thời. Nên tái khám định kỳ, điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp với sức khỏe.

3. Dùng thuốc và chăm sóc bệnh nhân trầm cảm mùa hè

Không chỉ xảy ra vào mùa đông, dưới sự tác động của nhiệt độ, hay sự bức bối của ánh nắng mặt trời khiến bạn khó chịu, trầm cảm còn xảy ra cả vào mùa hè. Trầm cảm mùa hè hay còn được gọi là chứng rối loạn cảm xúc vào mùa hè. Người bệnh thường có cảm giác bức bối, khó chịu kèm theo những biểu hiện điển hình của trầm cảm thông thường.

Nguyên nhân gây ra trầm cảm mùa hè hay rối loạn cảm xúc theo mùa (hoặc SAD) thường bao gồm cảm giác chán ăn, khó ngủ, sụt cân và lo lắng, tự ti với cơ thể của mình hoặc áp lực tài chính . Nóng bức có thể gây ra cảm giác ngột ngạt, bức bí mùa hè khiến bệnh trầm cảm mùa hè thêm nặng.

Đối phó với trầm cảm mùa hè như thế nào, bác sĩ khuyên nên tìm kiếm sự trợ giúp từ người thân, bạn bè và gia đình và sự giúp đỡ từ bác sĩ trị liệu, bác sĩ tâm lý học, nhà tâm thần học hay nhân viên trợ giúp xã hội... Nên ngủ đủ giấc, ngủ chất lượng giúp tâm hồn sảng khoái, ngược lại nếu thiếu ngủ sẽ làm bệnh trầm trọng thêm.

Nên duy trì cuộc sống vận động, năng tập luyện, tham gia các hoạt động thể chất đều đặn, hoạt động xã hội, tiếp xúc cộng đồng. Chú ý không tập quá sức và ăn kiêng triệt để. Thay vào đó, hãy tập luyện vừa phải, ăn uống cân bằng, khoa học để giảm căng thẳng.

Về dùng thuốc, nếu được chỉ đang dùng thuốc điều trị trầm cảm thì nên dùng đúng theo chỉ dẫn, không được, tăng giảm hay bỏ liều. Mùa he, nhiệt và mồ hôi cũng có thể gây bùng phát bệnh, vì vậy người bệnh nên cố gắng giữ mát cơ thể bằng điều hòa nhiệt độ hoặc quạt... Do điều hòa không khí có thể làm khô da, nên cần sử dụng thêm kem dưỡng ẩm hoặc máy điều ẩm trong phòng. Khi ra nắng, người bệnh nên mặc quần áo dài tay, đội mũ rộng vành, mang kính râm… Nên chọn thời điểm mát mẻ hơn trong ngày (sáng sớm hoặc chiều tối) để hoạt động thể chất  và tắm nước mát để hạ nhiệt độ cơ thể sau các hoạt động trong môi trường nóng cũng có thể ngăn ngừa bệnh bùng phát.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?