Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm phổi

Thứ bảy - 23/03/2019 08:22
Viêm phổi rất hay gặp ở người cao tuổi do sự lão hóa của hệ thống miễn dịch và bộ máy hô hấp, dẫn đến suy giảm khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh (như thời tiết thay đổi đột ngột, vi khuẩn...).

Để điều trị viêm phổi, ngoài việc thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống cũng đóng góp rất lớn tới việc hồi phục sức khỏe của bệnh nhân.

Trong quá trình bị viêm phổi, người bệnh sẽ bị sốt, ho, khó thở, mệt mỏi điều này làm cơ thể mất sức và có thể bị sụt cân nhiều nếu không cung cấp đủ năng lượng và các thành phần dinh dưỡng, nặng hơn có thể kéo dài thời gian nằm viện.

Việc tuân thủ một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho sự hồi phục của cơ thể tránh những biến chứng sau này như suy dinh dưỡng, nằm lâu trên giường, giảm sức đề kháng...

viem phoi minhanh
Khám viêm phổi tại Bệnh viện quốc tế Minh Anh

NĂNG LƯỢNG:

  • Cung cấp đầy đủ năng lượng để duy trì cân nặng cơ thể: 25-30 kcal/kg/ngày (cân nặng hiện tại).
  • Nếu bị suy dinh dưỡng trước đó, hoặc sụt cân: 30-35 kcal/kg/ngày khi hồi phục.
  • Nếu bị béo phì: tính nhu cầu năng lượng dựa vào cân nặng lý tưởng (CNLT)

CNLT = 22 x chiều cao x chiều cao (m).

Như vậy tại sao khi bị viêm phổi, người bệnh chỉ nằm một chỗ lại cần năng lượng cao như thế?

Những triệu chứng của viêm phổi là sốt, khó thở, ho đều làm tăng năng lượng của cơ thể đặc biệt là trong quá trình phục hồi, cơ thể càng cần được cung cấp đủ năng lượng, chất dinh dưỡng. Tuy nhiên khi bệnh -  một số người bệnh  - đặc biệt là những người lớn tuổi thường cảm giác ăn không ngon miệng, chán ăn, buồn nôn, dễ cảm giác no, do đó đa số người bệnh thường thiếu năng lượng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CUNG CẤP ĐẨY ĐỦ NĂNG LƯỢNG CHO CƠ THỂ:

  • Ăn đầy đủ ba bữa chính.
  • Nếu người bệnh ăn kém:
  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn thêm 2-3 bữa phụ: những loại thực phẩm giàu năng lượng như bánh flan, sữa chua, bánh,  trái cây.
  • Bổ sung những loại thực phẩm cao năng lượng vào bữa ăn như phô mai, bơ, dầu thực vật.
  • Uống thêm nước trái cây.
  • Bổ sung sản phẩm dinh dưỡng đường uống (nếu người bệnh vẫn thấy sụt cân nhiều hoặc lượng ăn thêm vào vẫn không đủ nhu cầu năng lượng).

ĐẠM

Cung cấp đầy đủ chất đạm rất cần thiết cho quá trình điều trị và phục hồi viêm phổi, để tái xây dựng những mô bị tổn thương, tổng hợp những chất tăng cường hệ miễn dịch... .

Nhu cầu đạm trong điều trị viêm phổi khoảng 1,2 – 1,3 kcal/kg.

Kết hợp đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa (khoảng 150-200g/ngày), và đạm thực vật như các loại đậu (đậu xanh, đậu trắng, đậu Hà Lan, đậu cô ve, đậu nành), các loại hạt (đậu phộng, óc chó, hạnh nhân, macca,...).

Với những người bệnh có cảm giác chán ăn, no lâu có thể ưu tiên ăn thức ăn trước (thịt, cá, trứng, đậu,...), ăn những thực phẩm khác sau.

Có thể bổ sung thêm những thực phẩm giàu đạm khác vào khẩu phần ăn nếu ăn không đủ nhu cầu như sữa tươi tách béo, lòng trắng trứng, sữa chua,,,

Chế độ ăn trong bệnh viện đã cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng, đạm của đa số người bệnh nằm viện.

RAU XANH VÀ TRÁI CÂY

Đóng vài trò:

  • Chuyển hóa năng lượng.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, hình thành hệ cơ xương.
  • Giúp lành vết thương trong giai đoạn hồi phục.
  • Đặc biệt vitamin A, C, E, kẽm, selen: tăng sức đề kháng, chống oxy hóa.
  • Rau xanh trái cây là nguồn cung cấp vitamin chủ yếu, đồng thời đây cũng là một nguồn cung cấp chất xơ, lượng nước đáng kể cho cơ thể
  • Trong bữa ăn cần có đủ lượng rau xanh khoảng 200-300g/ngày, trái cây khoảng 300-400g/ngày.
  • Trong những bữa ăn phụ nên ăn thêm trái cây, có thể ăn tươi hoặc chế biến dưới dạng sinh tố, nước ép nếu người bệnh mệt mỏi, ăn kém.

NƯỚC

Nhu cầu nước hằng ngày của cơ thể là 2 lít/ngày (bao gồm nước canh, trái cây, nước uống, sữa, ...) nếu không có chống chỉ định do một số bệnh kèm theo như suy tim, suy thận.

Nếu có sốt, tăng nhịp thở sẽ làm cơ thể mất nước nhiều hơn, do đó lượng nước cần uống cũng tăng lên thêm 300-500 ml/ngày.

Cung cấp đủ nước giúp làm loãng đàm, dịu họng để người bệnh dễ dàng khạc đàm ra, đồng thời phòng ngừa táo bón trong thời gian nằm thường xuyên trên giường bệnh.

PHÒNG NGỪA HÍT SẶC CHO NGƯỜI BỆNH

  • Cho người bệnh ngồi ở tư thế 90 độ trong khi ăn, tựa đầu giường nếu không tự ngồi được.
  • Thức ăn không quá nóng, không quá lạnh.
  • Tránh làm người bệnh xao nhãng khi ăn: nói chuyện, cười đùa, xem tivi...
  • Khuyến khích ăn những miểng nhỏ.
  • Nên uống trực tiếp bằng miệng, hoặc bằng muỗng tránh dùng ống hút để uống nước.
  • Nếu người bệnh khó nuốt, dễ sặc nên ăn dung dịch sệt, hoặc dùng thực phẩm mềm tán nhuyễn tránh ăn lỏng quá mức, hoặc thức ăn quá cứng.
KẾT LUẬN
  • Khuyến khích người bệnh ăn đủ năng lượng, đạm.
  • Ăn thêm bữa phụ.
  • Uống đủ nước.
  • Ăn đủ rau xanh, trái cây.
  • Tránh hít sặc.

Nguồn tin: Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 12 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?