Những loại bệnh trẻ dễ mắc trong dịp lễ Tết

Thứ năm - 19/01/2023 13:03
Lễ Tết nhiều món ngon trẻ ăn nhiều khiến cơ thể quá tải, nhất là khi vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức, như một số loại bệnh dưới đây mà phụ huynh cần lưu ý để giúp trẻ có một kỳ nghỉ vui vẻ và khỏe mạnh.
bsck2 nguyen thi ngoc bich
BSCKII. NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH
Giám đốc Y khoa Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

1. Cúm dạ dày

Cúm dạ dày hay viêm dạ dày ruột (Stomach flu hay Gastroenteritis) là bệnh lý rối loạn tiêu hóa, thường do nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Phổ biến là rotavirus, norovirus… Về vi khuẩn, tuy ít phổ biến hơn, các vi khuẩn như E. coli, salmonella và shigella cũng gây ra bệnh cúm dạ dày. Chúng thường được tìm thấy trong thực phẩm và đồ uống bị ô nhiễm. Do ký sinh trùng như giardia và cryptosporidium có thể được nhặt trong bể bơi bị ô nhiễm hoặc do uống nước bị ô nhiễm. Ngoài ra còn có độc tố có thể được tìm thấy trong một số hải sản.

8bf6506c 917b 4b85 8b9e 4b8386c63c28


Viêm dạ dày ruột có thể lây lan từ người sang người thông qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, tiếp xúc người bị nhiễm bệnh, vệ sinh cá nhân kém như ít không rửa tay sau khi thay tã hoặc đi vệ sinh. Các triệu chứng điển hình có tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, chuột rút và chán ăn do tiêu chảy và nôn mửa kéo dài. Mất nước, có thể biểu hiện như khô da, khô miệng, chóng mặt và cảm thấy rất khát nước, sốt, nhức đầu, đau nhức cơ thể, ớn lạnh và mệt mỏi trong viêm dạ dày ruột do vi-rút gây ra.

Để đối phó, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo nên bù nước bằng nước và đồ uống đẳng trương, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng và sữa cho đến khi các triệu chứng ngừng xuất hiện. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bị sốt cao, đau bụng dữ dội hoặc nôn ói dữ dội. Về phòng ngừa bệnh cúm dạ dày nên rửa tay thường xuyên. Uống nước sạch, nước sôi để nguội . Khi ăn trái cây nên gọt vỏ, chỉ ăn thức ăn đã nấu chín kỹ, hạn chế hoặc tránh đồ ăn bán rong…

2. Cảm lạnh, cúm

Mùa lễ hội, Tết đế luôn là cơ hội tuyệt vời để chúng ta kết nối bạn bè và gia đình. Tuy nhiên, khi chia sẻ đồ ăn thức uống sẽ khiến bạn có nguy cơ bị cảm lạnh từ người đã mắc bệnh này. Úm, cảm lạnh thông thường nếu không được điều trị có thể phát triển thành viêm phế quản hoặc viêm phổi, có thể kéo dài thời gian suy nhược của bạn.

Cảm lạnh thông thường và cúm là bệnh nhiễm trùng hệ hô hấp trên (mũi, miệng, họng, phổi) do virus gây ra. Rất khó để phân biệt giữa 2 bệnh, nhưng cảm lạnh thông thường có xu hướng gây ho nhiều hơn, đau họng, sổ mũi và sốt nhẹ hơn. Mặt khác, bệnh cúm ít gây ho, đau họng và sổ mũi hơn nhưng lại gây sốt, nhức đầu và đau cơ nhiều hơn. Nguyên nhân là do tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh hoặc hít phải những giọt chất lỏng có chứa virus cúm. Khi mắc bệnh thường có các triệu chứng  như sổ mũi, hắt hơi, ho, viêm họng, đau đầu, nghẹt mũi, sốt, đau cơ…

Để điều trị cảm lạnh thông thường và cúm nên uống đủ nước và nghỉ ngơi đầy đủ. Các loại thuốc ho và sổ mũi không kê đơn có thể giúp giảm các triệu chứng. Nên dùng đồ vật riêng, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên, tiêm phòng theo khuyến cáo của chuyên môn và thực hiện công tác vệ sinh cá nhân, kể cả ở gia đình lẫn tại trường lớp. 

3. Ngộ độc thức ăn

Thực đơn trong những ngày Tết thường được bổ xung, có thêm những món mới lạ miệng nên đôi khi không đảm bảo vệ sinh, đây chính là l;ý do khiến trẻ dễ bị ngộ độc thực phẩm. Triệu chứng phổ biến là đau bụng, nôn ói liên tục nhiều lần, tiêu chảy sau khi ăn từ 1-5 giờ và cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi. Nôn và tiêu chảy nhiều lần dẫn đến mất nước, khiến môi khô, mắt trũng, lừ đừ, mạch nhanh, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, co giật, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Ngay khi nhận thấy trẻ có biểu hiện của ngộ độc thức ăn thì cần ngừng ngay thức ăn nghi ngờ nhiễm độc. Có thể gây nôn để trẻ giảm bớt triệu chứng, cho trẻ nằm đầu thấp, hơi nghiêng đầu sang bên, dùng ngón tay ngoáy nhẹ vòm họng ở gốc lưỡi để kích thích trẻ nôn ra thức ăn. Sau đó cho trẻ nằm nghỉ ngơi, cho trẻ uống nhiều nước nhưng không được uống cấp tập một.
Nếu không trầm trọng, có thể tự theo dõi tại gia uống nhiều nước, dùng các thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc có khuynh hướng nặng hơn, thì nên đến bệnh viện để được kiểm tra như khi có dấu hiệu đau bụng, nôn mửa, nhức đầu chóng mặt, khó thở, vã mồ hôi, đau bụng dữ dội, nôn ói liên tục , đi tiêu nhiều, phân có nhầy máu…

Về phòng ngừa: Không tự ý mua thuốc cho con uống khi con bị đau bụng, nôn ói... Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm bày bán trên vỉa hè, lề đường. Nên ăn uống ở những nơi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Không dùng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, quá hạn sử dụng. Khi chế biến, bảo quản thức ăn phải bảo đảm vệ sinh, nên chia khu vực thức ăn sống và đã nấu chín. Ngoài ra cũng nên dạy trẻ cách rửa tay sạch trước khi ăn. Khuyến cáo của bác sĩ vẫn là khi thấy trẻ có dấu hiệu đau bụng, nôn mửa, nhức đầu chóng mặt cần đưa trẻ đến cơ sở y tế tránh tự ý mua thuốc và tự điều trị tại nhà. 
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?