1. Suy giáp là gì?
Suy giáp (Hypothyroidism) còn được gọi là bệnh tuyến giáp hoạt động kém do tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Tuyến giáp nằm ở phần dưới phía trước, sản sinh các nội tiết tố đi vào dòng máu và ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận của cơ thể, từ tim, não, đến cơ và da.
Tuyến giáp kiểm soát cách các tế bào trong cơ thể sử dụng năng lượng từ thức ăn, thông qua quá trình trao đổi chất. Trong số những thứ khác, quá trình trao đổi chất tác động đến nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và mức độ đốt cháy calo của cơ thể. Nếu không có đủ hormone tuyến giáp, các quá trình trong cơ thể bạn sẽ chậm lại. Điều đó đồng nghĩa cơ thể tạo ra ít năng lượng hơn và quá trình trao đổi chất trở nên chậm chạp.
Nếu không được điều trị, suy giáp có thể gây ra các biến chứng, như mất cân bằng cơ thể, phát sinh bướu cổ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, khó thụ thai, đau khớp, gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Mắc chứng béo phì, phát triển bệnh lý thần kinh ngoại biên. Các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến em bé đang phát triển. Nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp có thể gây ra tình trạng đe dọa tính mạng được gọi là phù niêm, khiến nhiệt độ cơ thể giảm xuống rất thấp, có thể gây tử vong.
2. Các triệu chứng của suy giáp
Các triệu chứng của suy giáp khá mơ hồ và thường bắt chước các tình trạng khác, chẳng hạn như thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, gây táo bón, trầm cảm, khô và rụng tóc, khô da khô, tăng cholesterol (mỡ máu), mệt mỏi, nhạy cảm hơn với lạnh, khàn giọng, đau khớp, cứng khớp và sưng, suy giảm trí nhớ, đau cơ và cứng khớp, yếu cơ, mặt sưng, nhịp tim chậm, sưng tuyến giáp (bướu cổ), tăng cân không rõ nguyên nhân hoặc khó giảm cân, mắc hội chứng ống cổ tay…
Trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể bị suy giáp với các dấu hiệu và triệu chứng gặp ở người lớn. Nếu ở trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh có thể gây dậy thì chậm, kém phát triển trí tuệ và thể chất…
3. Nguyên nhân suy giáp
Nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp là viêm tuyến giáp Hashimoto. Hashimoto là một rối loạn tự miễn dịch, cơ thể tạo ra các kháng thể tấn công và phá hủy tuyến giáp. Viêm tuyến giáp cũng có thể do nhiễm virus, do xạ trị vùng cổ khi bị ung thư, do điều trị i-ốt phóng xạ ở những người có tuyến giáp hoạt động quá mức hay cường giáp. Do sử dụng một số loại thuốc, do phẫu thuật tuyến giáp.
Ngoài ra còn do có quá ít iốt trong chế độ ăn uống, do phụ nữ mang thai, xuất hiện các vấn đề với tuyến giáp khi sinh; do tổn thương hoặc rối loạn tuyến yên; do tối loạn vùng dưới đồi. Suy giáp nguyên phát là do tuyến giáp có vấn đề, chẳng hạn, tuyến giáp hoạt động kém do vấn đề ở vùng dưới đồi được gọi là suy giáp cấp ba.
Nhóm có nguy cơ suy giáp cao như phụ nữ lớn tuổi, có nhiều khả năng mắc bệnh suy giáp hơn nam giới. Mọi người cũng có nhiều khả năng mắc bệnh nếu trong gia đình mắc bệnh tự miễn dịch. Các yếu tố rủi ro khác phải kể đến chủng tộc (nhất là nhóm da trắng hoặc châu Á), do tuổi tác.. và do mắc các rối loạn tự miễn dịch như bệnh tiểu đường loại 1, bệnh đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac, bệnh Addison, bệnh thiếu máu ác tính hoặc bệnh bạch biến; rối loạn lưỡng cực, mắc hội chứng Down, hội chứng Turner…
4. Chẩn đoán và điều trị suy giáp
Nếu xuất hiện các triệu chứng suy giáp, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone, cụ thể làm các xét nghiệm như : Hormone kích thích tuyến giáp (TSH), T4 (thyroxin). Mức T4 thấp hơn bình thường thường có nghĩa là bạn bị suy giáp. Tuy nhiên, một số người có thể đã tăng mức TSH trong khi có mức T4 bình thường. Đây được gọi là suy giáp cận lâm sàng (nhẹ). Nó được cho là giai đoạn đầu của bệnh suy giáp.
Nếu kết quả xét nghiệm hoặc kiểm tra sức khỏe tuyến giáp bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm tuyến giáp hoặc xạ hình tuyến giáp để kiểm tra các nốt sần hoặc tình trạng viêm.
5. Điều trị và phòng ngừa suy giáp
Nếu bị suy giáp, bác sĩ sẽ kê toa một loại hormone tuyến giáp tổng hợp (nhân tạo) T4 uống hàng ngày. Cần xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra mức độ hormone tuyến giáp. Bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm máu để kiểm tra mức TSH của bạn từ 6 đến 8 tuần sau khi bạn bắt đầu dùng hormone tổng hợp, và sau đó 6 tháng một lần. Những người bị suy giáp nặng hoặc bệnh tim có thể bắt đầu với liều thấp hormone tổng hợp, sau đó tăng dần liều lượng để tim họ có thể điều chỉnh.
Nếu tăng hoặc giảm thậm chí tới 5 kg trọng lượng cơ thể, bạn có thể cần kiểm tra lại mức TSH để xem có nên điều chỉnh liều lượng hormone của mình hay không.
Về phòng ngừa suy giáp : Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tuyến giáp là kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ cao. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi có thai cần được làm xét nghiệm tầm soát sớm. Trong 3 tháng đầu thai kỳ khi thai nhi chưa hình thành tuyến giáp thì cần đến lượng hormon tuyến giáp lớn cho sự hình thành và phát triển hệ thần kinh. Nếu lúc này mà thiếu hormon do mẹ bị suy giáp, trẻ sinh ra dễ bị kém phát triển trí tuệ. Con của sản phụ bị suy giáp cần được xét nghiệm lấy máu gót chân ngay những ngày đầu sau sinh.
Mục đích là để kiểm tra bệnh lý tuyến giáp và điều trị sớm nếu mắc bệnh.
Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh để ngăn ngừa các bệnh về tuyến giáp. Cơ thể không tự tổng hợp được iốt mà phải tăng cường qua đường ăn uống. Một trong những nguồn cung cấp iốt dồi dào là thực vật từ biển như tảo bẹ, rong biển, sữa ngũ cốc và trứng… Nên bổ sung trái cây và rau củ tươi; các loại gia vị như hạt tiêu, gừng ớt và quế… Bổ sung axit béo omega 3 bằng cách ăn dầu cá, cá mòi, cá hồi, hạt lanh, thịt bò, cá bơn, đậu nành và tôm… Các thực phẩm này giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, giảm các vấn đề về tuyến giáp trong cơ thể.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác