Những điều cần biết về phấn hoa và viêm mũi dị ứng

Thứ sáu - 22/09/2023 13:38
Rất nhiều người khi thời tiết chuyển mùa, tiếp xúc với môi chất lạ thường hắt hơi liên tục, ngứa mũi, sổ mũi… nhưng không rõ nguyên nhân. Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc kéo dài do phơi nhiễm với phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng khác. Thông tin dưới đây giúp chúng ta có thêm cách phòng ngừa và chữa trị.
 
bs nguyen khoi phuc
BS CKI. Nguyễn Khôi Phục
Trưởng khoa Tai mũi họng
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

1. Viêm mũi dị ứng có mấy loại?

Viêm mũi dị ứng là  bệnh lý mũi bị kích thích và viêm không phải do virus, vi khuẩn mà do các tác nhân từ môi trường như phấn hoa, lông động vật, lông sâu, bướm, khói bụi, mạt nhà... Theo thống kê có khoảng 10-30% dân số thế giới mắc chứng viêm mũi dị ứng. Có ba dạng viêm mũi dị ứng chính là thể xảy ra theo mùa, xảy ra quanh năm và viêm mũi dị ứng và hen diễn ra đồng thời.

Viêm mũi dị ứng theo mùa thường gây ra bởi chất gây dị ứng thực vật, và các chất thay đổi theo mùa và theo vị trí địa lý. Các chất gây dị ứng thực vật thường gặp, như vào mùa xuân do cây cỏ (ví dụ, cây sồi, cây đu, cây phong, bạch dương, cây bách , ô liu). Vào mùa hè có phấn hoa cỏ và phấn hoa cỏ dại. Vào mùa thu có các phấn hoa cỏ dại khác . Nguyên nhân cũng khác nhau theo vùng, đôi khi còn do các bào tử nấm mốc trong không khí.

Viêm mũi dị ứng quanh năm (không chu kỳ): Là tình trạng bất cứ khi nào gặp phải các yếu tố dị ứng thì mũi đều bị kích ứng và viêm.

Bệnh viêm mũi dị ứng và hen diễn ra đồng thời là kết quả của một quá trình dị ứng (đều là đường hô hấp) hoặc viêm mũi chỉ là yếu tố kịch phát gây hen không rõ ràng.

2. Dự báo phấn hoa để phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Phấn hoa là một chất dạng bột được tạo ra bởi một số cây và thực vật như một phần của quá trình sinh sản của chúng. Đo số lượng phấn hoa trong không khí giúp phát hiện nguy cơ gây dị ứng theo mùa, còn được gọi là sốt cỏ khô hoặc viêm mũi dị ứng. Sản xuất phấn hoa của thực vật bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nếu thời tiết ấm mùa phấn hoa đến sớm hơn.  Thời tiết lạnh thường dẫn đến mùa phấn hoa bị trì hoãn hoặc giảm về số lượng. Nếu biến đổi khí hậu cực đoan, thời tiết ấm hơn thì phấn hoa lại tăng về số lượng. 

Các nghiên cứu phát hiện thấy khí hậu ấm lên đã làm tăng thời gian và  mùa phấn hoa, dài từ 13 đến 27 ngày. Dự báo phấn hoa là một dự dựa trên dự báo thời tiết chung để giúp mọi người phòng ngừa căn bệnh do phấn hoa gây ra. Dị ứng là cách cơ thể bạn phản ứng với thứ mà cơ thể coi là kẻ xâm lược. Hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại chất gây dị ứng bằng cách giải phóng các hóa chất gọi là histamin. Những thứ này có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, chảy nước mắt, nghẹt mũi và hắt hơi.

3. Điều trị dị ứng phấn hoa

Dự trên dự báo phấn hoa, bác sĩ có thể đề nghị dùng một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng dị ứng phấn hoa :

Thuốc không theo toa (OTC): Một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm dị ứng phấn hoa, bao gồm: 

-        Thuốc thông mũi, có thể giúp giảm nghẹt mũi. Có thể tìm thấy chúng ở dạng uống như pseudoephedrine hoặc thuốc xịt mũi như oxymetazoline. Tuy nhiên, không sử dụng thuốc thông mũi trong hơn một vài ngày liên tục, vì điều này có thể làm cho các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn.

-        Thuốc kháng histamine đường uống như cetirizine và loratadine: Những thứ này có thể giúp giảm chảy nước mắt, sổ mũi và hắt hơi.

-        Thuốc xịt mũi: Hiệu quả nhất nếu bắt đầu sử dụng nó trước khi có các triệu chứng.

-        Thuốc kết hợp: Một số loại thuốc dị ứng kết hợp thuốc thông mũi và thuốc kháng histamine.

-        Rửa mũi: Dùng bình neti hoặc chai bóp chứa đầy dung dịch nước muối để rửa mũi. Nó giúp loại bỏ các chất gây dị ứng và chất nhầy từ mũi của bạn. Rửa sạch dụng cụ sau mỗi lần sử dụng rồi để khô tự nhiên.

-        Chích ngừa dị ứng. Đối với một số người, một lựa chọn khác là tiêm phòng dị ứng hoặc liệu pháp miễn dịch dị ứng. Điều này liên quan đến việc tăng dần liều lượng của chất gây dị ứng. Điều này có thể ở dạng tiêm hoặc viên đặt dưới lưỡi. Sau chích ngừa cơ thể dần dần phát triển khả năng chịu đựng hoặc miễn dịch với chất gây dị ứng.

-        Thuốc dị ứng được dùng như một biện pháp phòng ngừa: Nên bắt đầu liệu pháp miễn dịch này từ ba đến bốn tháng trước khi bắt đầu mùa dị ứng.

4. Phòng ngừa

 Về phòng ngừa đối phó trong thời gian khi số lượng phấn hoa cao:

-        Có nhiều phấn hoa hơn vào buổi sáng và buổi tối: Cố gắng ra ngoài khi số lượng phấn hoa thấp hơn.

-        Đừng ra ngoài khi trời có gió: Số lượng phấn hoa thường cao hơn khi trời có gió và ấm áp.

-        Tắm trước khi đi ngủ: Phấn hoa có thể dính vào tóc, quần áo và da của bạn. Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy tắm rửa sạch phấn hoa để phấn hoa không vương trên giường của bạn. Ngoài ra, hãy loại bỏ và giặt bất kỳ quần áo nào có thể có phấn hoa trên đó.

-        Uống thuốc dị ứng trước khi ra ngoài: Điều này sẽ giúp đưa thuốc vào hệ thống của bạn trước khi bất kỳ triệu chứng dị ứng nào bắt đầu.

-        Đóng cửa chính và cửa sổ: Điều này sẽ giúp giữ cho lượng phấn hoa trong nhà . Ngoài ra, có thể muốn sử dụng máy hút bụi và máy lọc không khí có bộ lọc HEPA.

-        Giữ cho ngôi nhà luôn sạch sẽ : Bụi có thể chứa chất kích thích và phấn hoa. Khói thuốc lá và lò sưởi cũng có thể làm cho các triệu chứng dị ứng trở nên tồi tệ hơn.

-        Sử dụng máy sấy quần áo thay vì treo quần áo bên ngoài: Treo quần áo bên ngoài có nghĩa là phấn hoa tích tụ trên chúng và khi mặc sẽ tăng nguy cơ hắt hơi, gây bệnh.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?