1. Vai trò giấc ngủ quan trọng không kém đồ ăn thức uống
Nếu ăn ngủ tốt, cơ thể tiết ra các hormone tăng trưởng, giúp sửa chữa tế bào và mô, phục hồi làn da. Giấc ngủ đảm bảo sản xuất cytokine, những phân tử giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng, trong đó có cả những bệnh ảnh hưởng đến da. Nếu không ngủ đủ, cơ thể dễ gặp nguy cơ về sức khỏe thể chất, cả thể chất lẫn tinh thần, thiếu ngủ còn ảnh hưởng trực tiếp đến là da, giảm lượng máu lưu thông trên da, hạn chế quá trình tái tạo collagen và sửa chữa các tổn thương do tiếp xúc với tia cực tím, tăng nếp nhăn, thâm quầng...
Thông thường, da làm việc chăm chỉ trong ngày để chống lại các tác nhân, vi khuẩn gây bệnh. Vào ban đêm, da chuyển từ chế độ phòng thủ sang chế độ tái tạo, dưỡng da, tự sửa chữa ở cấp độ tế bào, thực chất là tạo ra các tế bào da mới, tươi trẻ. Cơ chế này bắt đầu ở lớp sâu nhất đi đến lớp ngoài cùng của da, tức lớp biểu bì. Tế bào cũ trên lớp biểu bì rụng đi và được thay bằng các tế bào mới. Vào ban đêm, các tế bào da tái tạo nhanh hơn vào ban đêm, nhất là từ 11 giờ đêm đến 4 giờ sáng.
Nếu thiếu ngủ quá, thức khuya, sẽ làm cho quá trình điều tiết ở các tế bào da diễn ra thất thường, gây rối loạn đến chức năng của lớp tế bào biểu bì, đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến da xỉn màu, nhanh chảy xệ, ức chế quá trình sửa chữa tế bào của da. Ban đêm là khoảng thời gian tốt nhất mà da tái tạo lại các tế bào, tốc độ tái tạo da nhanh gấp đôi so với bình thường, các tế bào tổn thương sẽ được phục hồi, collagen có trong da sản sinh nhanh hơn và các chất độc hại cho da cũng sẽ bị tiêu diệt. Vậy nên đây là lý do vì sao cần ngủ đủ 7-8 tiếng một ngày để có được làn da tươi trẻ và không bị lão hóa.
Melatonin được tạo ra trong khi ngủ và quá trình lão hóa da cũng có mối liên hệ với nhau. Melatonin, hormone giấc ngủ, giúp chống lại sự tổn hại của làn da trong ngày do các tác nhân gây căng thẳng bên ngoài như tia UV và ô nhiễm. Nếu chất lượng giấc ngủ tốt, cơ thể chúng ta sản xuất ra hormone tăng trưởng. Hormone này rất quan trọng, đặc biệt ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, giúp kích thích sự phát triển, sinh sản tế bào và tái tạo tế bào.
Hormone này kích thích sự tổng hợp collagen, do đó, chất lượng giấc ngủ kém sẽ ức chế sự sản xuất hormone tăng trưởng mới, việc sản xuất collagen cũng bị giảm đi và hậu quả dẫn đến làn da mất đi độ săn chắc và hình thành các nếp nhăn, da nổi mụn. Một khi thiếu ngủ cũng có thể làm tăng đáng kể mức cortisol, tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, gia tăng các loại bệnh tật.
Ngoài ra, bản thân mụn trứng cá có thể gây ra căng thẳng và lo lắng. Phụ nữ trưởng thành bị mụn trứng cá gặp nhiều phiền muộn hơn. Sự thất vọng ngoại hình này có thể dẫn đến những thói quen không tốt, chẳng hạn như chăm sóc da. Sự căng thẳng và lo lắng kèm theo cũng có thể khiến bạn khó ngủ.
2. Hệ lụy từ thiếu ngủ
Rất đa dạng như làm cho quá trình điều tiết ở các tế bào da diễn ra thất thường, gây rối loạn các chức năng của lớp tế bào biểu bì, đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Thiếu ngủ còn làm cho da khô. Ngủ muộn thường xuyên sẽ làm cho cơ thể bị mất nước, từ đó việc cân bằng độ ẩm cho da cũng bị mất đi khiến làn da dần trở nên khô sạm và dễ dàng bị tổn thương bởi các tác nhân đến từ môi trường bên ngoài, lâu ngày sẽ dẫn đến làn da bị mất thẩm mỹ, lão hóa nhanh chóng và khó phục hồi.
Thiếu ngủ làm cho làn da bị đen và sạm màu do hắc tố melanin hình thành nhanh và nhiều hơn bình thường. Ngoai ra, thiếu ngủ còn gây nổi mụn, xuất hiện tàn nhang do hệ bài tiết cũng như nội tiết tố bên trong cơ thể sẽ bị rối loạn, tuyến thận tiết ra nhiều chất cortisol, melanin, đây là những thủ phạm gây nhờn bí, bít lỗ chân lông khiến cho làn da dễ sinh ra mụn và nổi lên nhiều hơn. Chưa hết, thiếu sngur còn gây quầng thâm ở vùng da quanh mắt, da chảy xệ giảm độ pH trên da làm cho làn da không được cung cấp đủ độ ẩm cùng với những dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh đó, nó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ửng đỏ, thậm chí là gây kích ứng ở da và chứng bệnh về da khác như mụn đầu đen, bệnh viêm da tiết bã…
Làm gì để có giấc tốt ?
Theo khuyến cáo của giới y khoa, để có giấc ngủ đủ về thời lượng, tốt về chất lượng cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
Chú ý ánh sáng và nhiệt độ phòng thích hợp. Một căn phòng đủ tối, thoáng mát sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Để mắt nghỉ ngơi, thư giãn, không dùng thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, tivi) 30 phút trước khi ngủ. Cần duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm mỗi ngày, dù là giữa tuần hay cuối tuần. Thói quen này sẽ giúp ổn định đồng hồ sinh học của bạn.
Tránh dùng đồ uống có cồn trước khi đi ngủ vì bạn sẽ bị thức giấc nhiều lần trong đêm..Nếu không ngủ được, không nên nằm trên giường quá 20 phút. Lúc đó, bạn có thể ra khỏi giường và làm gì đó nhẹ nhàng trong ánh sáng êm dịu như nghe nhạc, tập hít thở, thiền... Những phụ nữ ngủ ngon có xu hướng hài lòng với vẻ ngoài của mình hơn những phụ nữ ngủ không ngon giấc. Sự hài lòng này một phần có thể là do cách họ được nhìn nhận trên thế giới.
∙ Nên đi ngủ vào giờ nhất định.
∙ Không nên đi ngủ khi ăn quá no hoặc quá đói.
∙ Tập thể dục mỗi ngày, không tập ngay trước lúc ngủ.
∙ Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ.
∙ Giường để ngủ hoặc quan hệ tình dục.
∙ Giảm tải công việc cuối ngày.
∙ Hạn chế hoặc tránh hút thuốc và dùng chất cafein trước khi lên giường…
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác