Cách bổ sung dinh dưỡng đối phó với sốc nhiệt nắng nóng

Thứ hai - 08/08/2022 08:23
Biến đổi khí hậu khắc nghiệt khiến mùa hè tăng nhiệt vì vậy để đảm bảo sức khỏe, mọi người nên ăn uống khoa học, cân bằng đủ chất và thực hành phòng tránh nhiệt như những khuyến cáo bổ ích dưới đây.
BSCKII. MAI VĂN MINH
Phụ trách Hồi sức cấp cứu BVQT Minh Anh
   Về sốc nhiệt
   Sốc nhiệt hay say nắng, cảm nắng (Heatstroke) là bệnh lý do nhiệt cao gây ra, thường là do tiếp xúc hoặc gắng sức trong thời gian dài ở môi trường nhiệt độ cao. Sy nắng có thể xảy ra nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 104oF (40oC) hoặc cao hơn, phổ biến trong những tháng mùa hè nắng oi ả.
 
   Say nắng cần được điều trị khẩn cấp, nếu không có thể nhanh chóng làm hỏng não, tim, thận và cơ bắp. Tổn thương càng trầm trọng nếu trì hoãn điều trị kéo dài khiến tạo ra biến chứng nghiêm trọng hoặc nặng có thể tử vong. Các dấu hiệu và triệu chứng say nắng bao gồm:

·       Nhiệt độ cơ thể cao, từ 104oF (40oC) trở lên, đo bằng nhiệt kế trực tràng.
·       Thay đổi trạng thái tinh thần hoặc hành vi như lú lẫn, kích động, nói lắp, khó chịu, mê sảng, co giật và hôn mê đều có thể do say nắng. 
·       Thay đổi mô hôi, da nóng và khô, tuy nhiên nếu say nắng do tập thể dục gắng sức, da của bạn có thể cảm thấy khô hoặc hơi ẩm. 
·       Buồn nôn và ói mửa, đau bụng hoặc nôn mửa. Da ửng đỏ
·       Thở nhanh, hơi thở gấp gáp.
·       Nhịp tim nhanh, do nhiệt tạo một gánh nặng cho tim để giúp làm mát cơ thể.
·       Đau đầu.
 
   Nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt là nhóm người già, trẻ em, phụ nữ, đây là nhwunxg người có khả năng chịu đựng kém Người mắc bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, gan, ung thư,...
 
   Những người lao động ngoài trời như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường, nhân viên giao hàng,...
 
   Các bệnh nhân đều có đặc điểm chung là lao động nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi và bổ sung nước, điện giải đầy đủ.
 
   Cách xử lý khi bị sốc nhiệt
·       Nhanh chóng di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nắng nóng, đưa vào nơi mát mẻ.
·       Đặt nạn nhân nằm xuống, cởi bớt quần áo ra. Sử dụng nước lạnh hoặc khăn ướt phủ lên toàn bộ cơ thể người bị sốc nhiệt, đồng thời dùng quạt thổi để hạ nhiệt. Có thể phun nước vào người, sử dụng quạt, dùng nước đá chườm lạnh.
·       Cho uống nước ngay nếu còn tỉnh và không nôn nhiều. Đồng thời phải gọi ngay xe cấp cứu và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
·       Trên đường đi, cần mở điều hòa hoặc cửa sổ xe cứu thương, tiếp tục đắp khăn ướt và nước lạnh lên cơ thể để làm mát.
·       Truyền dịch tĩnh mạch nếu có thể và luôn theo dõi nhiệt độ cơ thể người bệnh. Nếu bệnh nhân đã bị tổn thương thận thì có thể phải lọc máu liên tục. Chăm sóc tích cực phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
 
   Nếu phải đi ra ngoài hoặc làm việc dưới ánh mặt trời, ánh nắng gắt chiếu vào da thì nên áp dụng biện pháp phòng ngừa. Hiệu quả nhất sẽ bao gồm uống đủ chất lỏng và tránh nhiệt độ quá cao. Luôn che chắn khi ra ngoài trời, mặc áo chống nắng, đội nón mũ, phòng hộ kính bảo hộ khi làm việc ngoài trời.
 
   Để duy trì độ ẩm cơ thể cần uống đủ nước, tránh mất nước và muối khi phải làm việc hoặc đi ngoài trời nắng nóng. Bôi kem chống nắng, đeo kính râm tăng cường rèn luyện sức khỏe, Riêng thực phẩm cần trọng tâm đến nhóm rau xanh, hoa quả dưới đây:
 
   Dưa chuột: chứa 95% nước, 1 cốc nước ép dưa chuột chỉ chứa 16 calo. Tốt hơn hết đừng bào vỏ xanh bên ngoài vì nó chứa hàm lượng vitamin C, chất chống oxy hóa cao có thể chống lại bệnh ung thư da do tia UVA/UVB gây ra.
 
   Dưa hấu: Chứa 92% nước, có tác dụng kích thích tiết ra mồ hôi, giảm say nắng.
 
   Quả lựu: Trái cây này chứa nhiều nước và Punicalagins (chất chống oxy hóa tuyệt vời), giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể, tăng cường khả năng trao đổi chất, hạn chế không bị say nắng.
 
   Nước bạc hà: Lá bạc hà tươi ép lấy nước rất tốt vào mùa hè vì chúng có chứa tinh dầu bạc hà, giúp kích thích các đầu dây thần kinh để đối diện với nắng nóng gay gắt đồng thời làm dịu mát cơ thể.
 
   Trái kiwi: Ăn kiwi giúp tăng mức độ hydrat hóa của cơ thể, loại quả giàu kali giúp cải thiện mức điện giải, từ đó ngăn ngừa hiệu quả chứng đột quỵ do nhiệt độ.
 
   Cần tây: Cần tây chứa 96% nước và là một nguồn giàu magie, canxi, sắt và kẽm giúp làm tăng các chất điện giải trong cơ thể và ngăn trào ngược axit, bảo vệ cơ thể chống sốc nhiệt.
 
   Đậu đỗ: Ngoài tác dụng dưỡng ẩm, đậu đỗ, nhất là tuyết còn rất giàu vitamin C giúp bảo vệ da khỏi cháy nắng và hỗ trợ sản xuất collagen.
 
   Dưa lê, xoài: Đây là loại quả ngậm nước, giàu chất xơ hòa tan giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và bảo vệ bạn khỏi chứng say nóng. Ngoài ra loại trái cây giàu chất dinh dưỡng tăng cường sức khỏe, như vitamin C, vitamin A và vitamin B6 …
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?