ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN BỊ SỎI NIỆU QUẢN KÈM THEO PHÌ ĐẠI TUYẾN TIỀN LIỆT

Thứ hai - 11/03/2024 10:25

Bệnh nhân nam 67 tuổi đến Bệnh viện quốc tế Minh Anh với triệu chứng các cơn đau xuất hiện đột ngột, đau dữ dội từng cơn, đau từ vùng thắt lưng lan tới vùng bẹn. Bệnh nhân còn bị tiểu rắt, tiểu buốt…

Xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân bị sỏi kẹt 1/3 niệu quản, kèm theo đó bệnh nhân còn có phì đại tuyến tiền liệt.

Sỏi kẹt niệu quản thường xuất phát từ thận di chuyển xuống niệu quản gây cản trở dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Sự tắc nghẽn này dẫn đến tình trạng nước tiểu bị ứ đọng, lâu ngày sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như thận ứ nước, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận cấp, suy thận mạn…

IMG 9168

 

IMG 9187

 

IMG 9229


Còn phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý phổ biến ở nam giới lớn tuổi, có khoảng 60% nam giới ở độ tuổi 60 bị bệnh lý này. Bệnh gây ra các triệu chứng rối loạn đi tiểu làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống.

Ngay trong ngày, bệnh nhân đã được nội soi ngược dòng tán sỏi. Bác sĩ điều trị sử dụng ống soi niệu quản đi từ vùng niệu đạo, qua bàng quang và lên niệu quản để tiếp cận trực tiếp viên sỏi. Sau đó sử dụng năng lượng khí nén để phá vỡ viên sỏi và bơm rửa và gắp để lấy hết vụn sỏi ra ngoài.

Đồng thời cũng qua niệu đạo, bác sĩ thực hiện đưa dao cắt nội soi vào tuyến tiền liệt và cắt đốt mô phì đại. Các mảnh nhỏ sẽ được hút ra ngoài qua ống nội soi.

LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ:

Để giảm thiểu nguy cơ mắc sỏi niệu quản, chúng ta cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể; hạn chế các loại thực phẩm nhiều canxi oxalat như phô mai, sữa, nước chè đặc, củ cải, đậu bắp… Trong bữa ăn hàng ngày, nên giảm lượng muối, giảm nguồn đạm động vật, thay vì sử dụng các loại thịt đỏ và nội tạng động vật, nên bổ sung protein từ các loại hạt, trứng, sữa…

Khi có sỏi niệu quản cần phát hiện và điều trị sớm là rất cần thiết để bảo vệ chức năng thận và phòng tránh những biến chứng.

Với phì đại tiền liệt tuyến. Không phải lúc nào cũng cần điều trị. Trong một số trường hợp nhẹ, người bệnh không cần điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống, tập luyện, nghỉ ngơi: 

•    Đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn tiểu 

•    Tập thói quen đi tiểu định kỳ, ngay cả khi không buồn tiểu

•    Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, đặc biệt bổ sung các loại thức ăn có chứa hàm lượng lớn beta-carotene, lycopene, Omega-3, vitamin A, B, C... Hạn chế các loại thức ăn chiên rán và mỡ động vật

•    Tránh rượu và các thức uống chứa caffeine, đặc biệt là sau bữa tối

•    Tránh căng thẳng, bởi căng thẳng có thể làm tăng số lần đi tiểu

•    Tập thể dục thường xuyên là biện pháp giúp giảm mức độ trầm trọng của bệnh.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?