Thoái hóa điểm vàng là gì?
Thoái hóa điểm vàng (Age-related Macular Degeneration), gọi ngắn AMD là nguyên nhân gây mù lòa ở nhóm người trung cao niên, từ 50 tuổi trở lên.. Khi bị AMD người bệnh sẽ mất thị lực trung tâm, không thể nhìn thấy các chi tiết nhỏ dù gần hay xa nhưng thị lực ngoại vi lại không hề hấn gì. Ví dụ, hãy tưởng tượng đang nhìn vào đồng hồ và thấy kim nhưng nếu mắc AMD thì chỉ nhìn thấy số của đồng hồ mà không thấy kim.
Nói cụ thể hơn, AMD là bệnh xảy ra khi điểm vàng, tức phần trung tâm của võng mạc bị tổn thương, mòn dần gây giảm chức năng phân tích chi tiết và độ sắc nét của hình ảnh. AMD được chia thành 2 loại là thể khô và ướt. Nếu ở thể khô (trên 80% ) là do sự lắng đọng chất drusen làm tổn thương các mạch máu ở đáy mắt, khiến các tế bào sắc tố trong điểm vàng không nhận đủ dinh dưỡng và teo dần. Lúc này, người bệnh sẽ thấy có bóng đen ở giữa tầm nhìn và mất dần tầm nhìn trung tâm.. Hiện vẫn chưa có cách nào để điều trị AMD thể khô. Trong khi đó, AMD thể ướt diễn ra có sự sản sinh thêm các mạch máu nhỏ ở đáy mắt và chúng nứt vỡ làm tràn máu trong võng mạc, chiếm khoảng dưới 20% tổng số AMD nhưng lại nguy hiểm hơn và rất dễ gây mù vĩnh viễn.
Dấu hiệu cảnh báo AMD gồm, nhìn mờ, nhìn kém ở cả xa và gần, đặc biệt khi ánh sáng yếu. Không đọc được chữ nhỏ trên sách báo, khó xem tivi hoặc lái xe. Thấy trung tâm hình ảnh bị mờ hơn và tối dần đi, chỉ còn là vòng tròn đen. Màu sắc của các vật thể trở lên nhạt nhòa, thậm chí đường thẳng trở thành đường cong hoặc gợn sóng.
Ai là người có nguy cơ bị AMD cao?
Nhóm người ăn nhiều thực phẩm chiên rán, giàu mỡ động vật hay chế độ ăn giàu chất béo bão hòa (có trong thực phẩm như thịt, bơ và pho mát), nhóm thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, nhóm trên 50 tuổi, bị huyết áp cao, có tiền sử gia đình bị AMD. Ngoài ra, nhóm mắc bệnh tim, mức cholesterol cao… cũng có nguy cơ mắc AMD lớn.
Bệnh AMD có chữa được không?
Xin trả lời ngay rằng, hiện nay thoái hóa điểm vàng vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn nhưng can thiệp sớm sẽ giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh và không bị tổn thương thị lực quá nặng.
Về điều trị tùy thuộc vào dạng bệnh cụ thể, ví dụ AMD thể ướt có thể dùng thuốc tiêm chống tạo mạch máu mới, người bệnh có thể được chỉ định tiêm những thuốc này vào mắt nhiều lần. Ngoài ra bác sĩ còn chỉ định dùng các liệu pháp như chiếu laser, nhất là khi các mạch máu mới nứt vỡ để phá hủy các mạch máu bất thường này trong mắt, dùng thiết bị hỗ trợ thị lực kém để giúp người bệnh AMD thể tận dụng được tối đa phần thị lực còn lại.
Đối với AND thể khô có thể bổ sung chất chống oxy hóa như Zeaxanthin, Lutein, vitamin A, E, kẽm… có thể làm giảm tới 1/4 nguy cơ mất thị lực do AMD thông qua thực phẩm rau quả có màu đỏ, cam, xanh đậm hoặc dùng những sản phẩm bổ mắt chứa đủ các dưỡng chất thiết yếu này.
Bệnh AMD có thể phòng ngừa được không?
Có, bằng cách ăn uống, sinh hoạt khoa học và tích cực, ăn uống cân bằng đủ chất, trọng tâm tới:
· Tăng cường thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây có màu vàng cam, cá biển sâu, ngũ cốc nguyên hạt.
· Hạn chế dầu mỡ động vật.
· Tránh xa thuốc lá, kể cả hút thụ động (hít phải khói người hút phả ra), và các chất kích thích.
· Kiểm soát huyết áp và cholesterol máu (mỡ máu) ở mức bình thường qua ăn uống, luyện tập và dùng thuốc.
· Duy trì lối sống khoa học, tránh căng thẳng, năng vận động, không nên thức khuya, không nhìn trực tiếp vào nguồn sáng mạnh, hoặc thiết bị điện tử quá lâu , nên đeo kính phòng hộ hạn chế tia bức xạ.
· Nên khám bệnh định kỳ, khám mắt để phát hiện AMD, can thiệp sớm sẽ giúp chữa trị AMD đạt hiệu quả cao.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác