Ca bệnh bệnh xuất huyết tiêu hóa do uống quá nhiều rượu
Như tin đã đưa, sau Tết, tỷ lệ bệnh bị xuất huyết tiêu hóa nhập viện gia tăng do lạm dụng rượu, bia. Trong số này có ông M. 58 tuổi ở Quảng Yên, Quảng Ninh phải cấp cứu vì bị xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, loét dạ dày liên quan đến rượu. Bệnh nhân được nhận vào cấp cứu tại BV viện Bãi Cháy, Quảng Ninh. Với tiền sử xơ gan, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, và có thâm niên uống rượu trên 20 năm, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 500ml. Nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh có thể gây tình trạng sốc mất máu dẫn tới tử vong.
Bệnh nhân được chẩn đoán bị xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản và chỉ định nội soi cấp cứu. Quá trình nội soi phát hiện thấy tổn thương giãn vỡ tĩnh mạch thực quản tâm vị độ III, bác sĩ đã thắt điểm vỡ bằng vòng cao su, cầm máu thành công cho bệnh nhân. Hiện tại, sức khỏe đã ổn định, được điều trị nội khoa theo phác đồ. Những dấu hiệu cảnh báo xuất huyết tiêu hóa có thể gồm đau thượng vị dữ dội, nôn máu, đi ngoài phân đen hoặc đỏ, hoa mắt, chóng mặt… Ngoài ra, xuất huyết tiêu hóa nặng có thể gây sốc, lơ mơ, lạnh các đầu chi, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tụt, suy tạng toàn thân, nặng có thể gây tử vong.
Điều cần biết về xuất huyết đường tiêu hóa
Xuất huyết đường tiêu hóa hay chảy máu đường tiêu hóa (GI) là một triệu chứng rối loạn trong đường tiêu hóa. Máu thường xuất hiện trong phân hoặc chất nôn nhưng không phải lúc nào cũng nhìn thấy được, mặc dù máu có thể khiến phân có màu đen hoặc hắc ín. Mức độ chảy máu có thể nhẹ đến nặng, trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
GI có triệu chứng ẩn lẫn rõ, các dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào vị trí chảy máu, có thể ở bất kỳ đâu trên đường tiêu hóa, từ nơi bắt đầu là miệng đến nơi chảy máu, hậu môn và tốc độ chảy máu. Chảy máu quá mức có thể xuất hiện dưới dạng nôn ra máu, có thể có màu đỏ hoặc có thể có màu nâu sẫm và có kết cấu giống như bã cà phê, phân đen, hắc ín, chảy máu trực tràng, thường trong hoặc cùng với phân. Cùng với triệu chứng này, người bệnh có thể khó thở, ngất xỉu, đau ngực, đau bụng, triệu chứng sốc nhất là khi chảy máu quá nhiều. Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc bao gồm lơ mơ, tụt huyết áp, khó đi tiểu hoặc đi tiểu không thường xuyên, mạch nhanh, bất tỉnh…
Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa
Rất đa dạng như giãn tĩnh mạch thực quản, mắc bệnh trĩ. GI có thể xảy ra ở đường tiêu hóa trên hoặc dưới. Nếu ở đường tiêu hóa trên thì nguyên nhân có thể là do loét dạ dày tá tràng, nó phát triển trên niêm mạc dạ dày và phần trên của ruột non. Axit dạ dày, do vi khuẩn hoặc do sử dụng thuốc chống viêm, làm hỏng lớp niêm mạc, dẫn đến hình thành vết loét. Rách niêm mạc ống nối cổ họng với dạ dày (thực quản). Được gọi là vết rách Mallory-Weiss, chúng có thể gây chảy máu rất nhiều. Đây là những phổ biến nhất ở những người uống rượu triền miên, quá mức. Tĩnh mạch giãn nở bất thường trong thực quản (giãn tĩnh mạch thực quản). Tình trạng này xảy ra thường xuyên nhất ở những người mắc bệnh gan nghiêm trọng. Ngoài ra còn có viêm thực quản do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây ra.
Nếu xuất huyết tiêu hóa dưới thường do bệnh túi thừa, bệnh viêm ruột (IBD), có khối u , bệnh đại tràng, mắc bệnh trĩ, nứt hậu môn, viêm trực tràng. Viêm niêm mạc trực tràng có thể gây chảy máu trực tràng. Xuất huyết tiêu hóa có thể gây ra sốc, thiếu máu, nặng
Phòng ngừa
Mọi người đều biết, sau Tết là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội nên khó tránh việc tụ tập ăn uống, vui chơi. Vì thế, để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến gan, thận, tụy, tiêu hóa, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa, xơ gan, suy gan thận do ăn uống, rượu bia, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên hạn chế đồ uống chứa cồn và chất kích thích như rượu bia, trà đặc, cà phê. Nên tránh hoặc hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, thực đơn nhiều dầu mỡ hay gia vị, đồ chế biến sẵn, đồ ăn quá lạnh hay quá nóng.
Để giúp duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, mọi người cần có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, dinh dưỡng hợp lý, ăn đúng giờ, đủ 3 bữa trong một ngày, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh hoa quả tươi vào khẩu phần ăn hằng ngày. Cũng nên duy trì lối sống lành mạnh, không nên thức khuya, tăng cường luyện tập thể dục, tránh xa cuộc sống tĩnh tại, nằm và ngồi, không hút thuốc lá. Để giúp ngăn ngừa chảy máu GI hạn chế sử dụng thuốc chống viêm không steroid, và một khi đã dùng mọi cách không khỏi nên đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ý kiến khác