1. Không mua bảo hiểm y tế
Theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về về BHYT và xem BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc đối với các đối tượng để chăm sóc sức khỏe cho mọi người, không vì mục đích lợi nhuận và do nhà nước tổ chức thực hiện. Đây là quy định rất cụ thể nhưng nhiều người vẫn bỏ qua, không mua nên ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi bản thân và gia đình.
Đối với học sinh, sinh viên cũng phải mua bảo hiểm. Lợi ích khi mua BHYT rất lớn nhưng nếu không mua sẽ phải đối mặt với rất nhiều các rủi ro về bệnh tật, tai nạn. Phải tự chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh (KCB) tại các cơ sở y tế khi bị ốm đau, tai nạn. Khó có khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế kỹ thuật cao và thuốc đắt tiền, khiến kinh tế gia đình bị ảnh hưởng, thậm chí sa sút nếu không may mắc bệnh hiểm nghèo….
Giải pháp: Nên mua bảo hiểm y tế cho bản thân và gia đình càng sớm càng tốt
2. Ngại đi khám bệnh
Tâm lý ngại, chần chừ đi khám bệnh khá phổ biến trong cộng đồng hiện nay. Thời gian trôi đi, bệnh tình tích tụ và khi đi khám, bệnh đã trở nặng. Theo quy luật, bệnh phát triển theo giai đoạn, ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và lui dần. Bệnh ‘tăng dần đều’, lan rộng giống như rò rỉ nước, mưa phùn thấm lâu. Ví dụ, như bệnh tiểu đường, mỡ máu, polyp đại tràng, huyết áp, hay kể cả ung thư… ban đầu chưa hề có dấu hiệu đáng kể, cứ thầm lặng phát triển nhưng tới một khi thấy mệt, thấy đau, kém ăn, sụt cân, mất ngủ… mới đi khám là lúc đã muộn.
Chương trình chăm sóc sức khỏe sau Tết tại Bệnh viện quốc tế Minh Anh, Quý khách lưu Voucher về điện thoại, gửi cho người thân, bạn bè và xuất trình khi đến bệnh viện để được hướng dẫn hưởng ưu đãi
Giảm 15% giá trị gói khám tổng quát thường quy hoặc gói khám chuyên khoa (gặp bác sĩ tư vấn theo tình trạng sức khỏe và chỉ định các kỹ thuật chuyên sâu).
Thực tế nhiều người chỉ đi khám khi thấy có bệnh, ốm đau, hoặc không chịu được nữa. Có nhiều lý do trong đó có cả chủ quan lẫn khách quan. Thực tế điều kiện khám bệnh bảo hiểm y tế hiện nay cũng chưa đáp ứng được nguyện vọng, nếu như chỉ khám thông thường sẽ không tìm ra bệnh. Ngược lại, khi tìm ra bệnh phải điều trị, nhưng thuốc men lại quá đắt vượt qua khả năng tài chính bản thân v.v
Giải pháp: Nên đi khám bệnh sớm khi có các triệu chứng nghi ngờ, kể cả khi các triệu chứng còn rất nhẹ. Nên khám sức khỏe định kỳ, cho dùi không có triệu chứng. Nhất thiết phải có thông tin, kiến thức y tế thường thức để tự cứu mình. Nếu tư vấn bác sĩ sẽ biết khi nào thì cần đi khám bệnh, khám tổng quát hay chuyên sâu, khoa nào, bệnh viện nào để phát hiện và điều trị đúng bệnh cùng nhiều thông tin phòng ngừa bổ ích khác.
3. Sai sót trong dùng thuốc
Sai sót trong sử dụng thuốc (Medication error- ME) là những sai sót có thể phòng ngừa được, gây ra việc sử dụng thuốc không hợp lý hoặc gây nguy hại cho bệnh nhân. Theo một nghiên cứu , ME và các biến cố bất lợi liên quan đến chăm sóc y tế là nguyên nhân gây tử vong thứ ba tại Mỹ, chỉ xếp sau bệnh tim mạch và ung thư. Sai sót ME thuộc cả phía chuyên môn lẫn người bệnh.
Bệnh nhân không được dùng loại thuốc cần thiết, sai do thừa thuốc, sai thời gian hoặc thời điểm uống thuốc không phù hợp. Sai liều bao gồm dùng liều quá cao hay quá thấp hơn liều điều trị, quên liều, đưa thêm liều không đúng như chỉ định hoặc không nhớ liều dùng cho bản thân. Bệnh nhân thiếu tuân thủ điều trị với thuốc được kê đơn v.v
Hậu quả sai sót ME làm tăng tác dụng phụ của thuốc, giảm hiệu quả điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị, làm giảm lòng tin của bệnh nhân.vv.
Giải pháp: Cần tuân thủ quy tắc “5 đúng” (Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng đường dùng và đúng bệnh nhân). Tránh sự gián đoạn trong quá trình sử dụng thuốc. Người bệnh cần có kiến thức để để nâng cao hiểu biết của bản thân khi sử dụng thuốc, đặc biệt đối với nhóm có bệnh mãn tính.
4. Dùng thuốc cũ để chữa bệnh mới
Đây là là lỗi thường gặp ở nhóm người dùng thuốc kháng sinh, và một số bệnh thường gặp khi phải dùng thuốc OTC (không kê đơn), dùng thuốc cũ hết hạn hoặc không đúng chủng loại. Khi bệnh đỡ là bỏ thuốc hoặc giảm liều hoặc “tái sử dụng” đơn thuốc cũ của bản thân hoặc đơn thuốc của người khác. Hậu quả làm cho khuẩn kháng thuốc và khiến lần điều trị tiếp theo gặp khó khăn.
Giải pháp: Đối với bệnh mãn tính, nên tái khám theo khuyến cáo của bác sĩ, không tự ý thay liều hay ngừng thuốc...Tuyệt đối không dùng lại đơn thuốc cũ, không dùng đơn thuốc của người khác hay cho người khác mượn đơn thuốc của mình, cũng như không tự ý thêm hay bớt thuốc trong đơn.
Khi dùng thuốc kháng sinh phải uống đúng chủng loại, đúng liều, đúng thời gian như quy định (kể cả cho trẻ nhỏ). Không chuyền tay nhau đơn thuốc, lan truyền đơn thuốc trên mạng internet, không nên tin vào bác sĩ google cho dù có cùng triệu chứng. Lý do, ngay cả khi hai người mắc cùng một bệnh, nhưng mỗi người lại có bệnh sử, “cơ địa” khác nhau nên việc đáp ứng với thuốc cũng khác nhau, do vậy dùng đơn thuốc giống nhau sẽ không phát huy được tác dụng.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác