Các tổn thương ở bàn chân đái tháo đường

Thứ sáu - 12/11/2021 14:26
Việc chăm sóc vết thương ở người đái tháo đường như đã đề cập ở phần trước có vai trò rất quan trọng
Phần 2: CÁC TỔN THƯƠNG Ở BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
+ Thưa bác sĩ, việc chăm sóc vết thương ở người đái tháo đường như đã đề cập ở phần trước có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, mỗi mức độ vết thương sẽ có cách chăm sóc riêng. Vì vậy, có lẽ người bệnh cũng cần hiểu rõ vết thương của mình đang ở mức độ nào để tìm cách xử lý đúng?
 
BS TRƯƠNG VĂN TÀI:
   Ở đây chúng ta sẽ xem xét các mức độ biến chứng một ở một bàn chân đái tháo đường
   Đầu tiên là có sự biến đổi ngoài da:  da khô, bong da hoặc nứt nẻ, nguyên nhân là do đường huyết cao khiến dây thần kinh chỉ huy các hoạt động làm ẩm da đã bị tổn thương.
   Vết chai ở chân: Chai chân hình thành nhiều do tăng áp lực ở gan bàn chân  các bệnh nhân đái tháo đường. Do các chai chân này cũng có thể gặp nhiều ở người bình thường nên các bệnh nhân thường chủ quan và không quan tâm, khiến các chai chân này có điều kiện phát triển nhiều hơn, dễ bị nứt, loét rồi trở thành ổ nhiễm trùng.
   Biến dạng bàn chân: Do biến chứng thần kinh nên bàn chân bị mất cảm giác, khi đó mỗi khi đứng thì người bệnh sẽ không thể điều chỉnh tư thế bàn chân, các vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có những biến đổi của cơ và da kéo theo những thay đổi của các khớp. Hậu quả là bàn chân bị biến dạng, được gọi là bàn chân Charcot, đồng thời các chỗ phải chịu áp lực cao rất dễ bị loét.
   Loét chân: Hay xảy ra ở mu bàn chân và ngón cái, nguyên nhân thường do cọ xát khi đi giày, dép chật. Các vết loét thường bắt đầu chỉ là những vết xước hoặc phồng da rất nhỏ, và do không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách nên bị nhiễm trùng, và  ngày càng lan rộng ra toàn bộ bàn chân. Đến lúc này thì mọi biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc cắt lọc thường không có kết quả. Vì vậy, các bệnh nhân đái tháo đường cần báo ngay cho bác sĩ điều trị khi phát hiện bất cứ tổn thương hoặc bất thường nào ở chân.
H2 Nguy cơ nhiễm khuẩn bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường
Nguy cơ nhiễm khuẩn bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường
  +Thưa bác sĩ, với vết thương cỡ nào thì phải nhờ đến việc can thiệp của y tế?

   BS TRƯƠNG VĂN TÀI:
   Về việc chăm sóc vết thương cho người đái tháo đường, giới chuyên môn thường phân loại thành 4 cấp độ dựa trên độ sâu.
   Độ 0: Vết thương nông tại bề mặt, chưa loét.
   Độ 1: Vết loét nông chưa lan đến dây chằng, bao khớp hoặc xương.
   Độ 2: Vết loét lan đến dây chằng hoặc bao khớp.
   Độ 3: Vết loét lan đến xương hoặc khớp.
   Như vậy, như đã đề cập, với các vết thương nông (độ 0, độ 1) và chưa nhiễm trùng, người bệnh có thể tự chăm sóc và theo dõi tại nhà. Với vết thương sâu (độ 2 trở lên) hoặc nhiễm trùng,  bắt buộc phải có sự hỗ trợ từ bác sĩ.
   Có một số trường hợp người bệnh sẽ bị hoại tử khô. Vết thương không sưng, nóng đỏ, chảy mủ nhưng sẽ thâm đen và teo lại. Những trường hợp này cũng được xếp vào vết thương nặng, cần đến bệnh viện ngay.
   (Đón xem phần 3: Cách tự chăm sóc và theo dõi tại nhà )
 

Tác giả bài viết: Khắc Phương - BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?