Bão Cytokine ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe con người?

Thứ ba - 12/09/2023 10:04
Gần đây, các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp do virus gia tăng, đại dịch COVID-19 là bằng chứng, trong đó có thủ phạm là bão Cytokine. Nó  tạo ra quá nhiều tín hiệu viêm, dẫn đến suy tạng và nhiều hệ lụy sức khỏe nan y khác.
pgs ts bs nguyen hoai nam
PGS.TS.BS. NGUYỄN HOÀI NAM
Giảng viên cao cấp ĐH Y Dược TP. HCM
Chuyên gia Tim mạch - Lồng ngực
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

Thuật ngữ Cytokine Storm (Bão Cytokine Storm) được nhắc đến hồi đầu thập niên 90 thế kỷ trước. Nói về chất hoạt hóa tế bào- những phân tử tín hiệu hỗ trợ cho sự giao tác giữa các tế bào trong phản ứng miễn dịch và kích thích tế bào di chuyển đến các vị trí viêm, nhiễm trùng và chấn thương. Nói cách khác, bão Cytokine hay tăng Cytokine máu là một phản ứng sinh lý ở cả người lẫn động vật, thông qua hệ thống miễn dịch tự nhiên, phân tử truyền tin tiền viêm gọi là Cytokine được giải phóng ồ ạt. Thông thường, Cytokine là một phần của đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân lây nhiễm, nhưng khi phóng thích đột ngột, quá nhiều có thể gây nguy hiểm như suy đa tạng và gây tử vong.

Bão cytokine thường được sử dụng thay thế cho hội chứng giải phóng cytokine (CRS). Triệu chứng của CRS có thể khởi phát chậm cho đến vài ngày hoặc vài tuần sau khi điều trị.  Gần đây bão Cytokine đã được chú ý nhiều hơn khi đại dịch COVID-19 bùng phát đe dọa tính mạng vì nó là hậu quả của nhiễm coronavirus mới (SARS-CoV-2).

Ở những người trải qua hội chứng CSS, một số Cytokine nhất định hiện diện trong máu cao hơn bình thường. Như trường hợp COVID-19 chẳng hạn sự gia tăng của một số Cytokine gây viêm dường như liên quan đến sự phát triển của hội chứng suy hô hấp cấp tính, và  là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở những người bị COVID-19. Bằng chứng, bệnh nhân COVID-19 trầm trọng dường như có cytokine gây viêm cao so với những người khác không phải cấp cứu.

1. Bão Cytokine có triệu chứng gì ?

Đôi khi chỉ là những triệu chứng nhẹ giống như cảm cúm nhưng lại có trường hợp nghiêm trọng. Các triệu chứng điển hình như sốt và ớn lạnh, mệt mỏi, sưng các chi,  buồn nôn và ói mửa, đau nhức cơ và khớp, đau đầu, phát ban, ho, hụt hơi, thở nhanh, co giật, run rẩy, khó khăn phối hợp các cử động, lú lẫn và ảo giác, thờ ơ và phản ứng kém. Ngoài ra còn có các dấu hiệu như huyết áp thấp và tăng đông máu cũng được xem là dấu hiệu của CSS  nghiêm trọng. Đôi khi tim bơm máu không tốt như bình thường. Do đó, bão cytokine có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan, có khả năng dẫn đến suy các cơ quan và tử vong.

Trong hội chứng CSS, các triệu chứng hô hấp có thể trở nên trầm trọng hơn, dễ trở thành hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), phải thở máy mới giúp cơ thể nhận đủ oxy.

2. Nguyên nhân gây nên bão cytokine

Tuy chưa hiểu hết nhưng các nguyên nhân dưới đây được xem là có vai trò chủ đạo.

Do di truyền: Những người mắc Hội chứng HLH tiên phát hay hội chứng HLH mang tính gia đình. Những khiếm khuyết di truyền này dẫn đến các vấn đề cụ thể trong một số tế bào của hệ thống miễn dịch và dễ phát triển cơn bão Cytokine để phản ứng với nhiễm trùng, thường ngay trong vài tháng đầu đời khi mới sinh.

Do nhiễm trùng: Một số loại nhiễm trùng cũng có thể gây ra cơn bão cytokine, gồm cả do vi rút, vi khuẩn và các tác nhân khác. Một trong những loại được nghiên cứu phổ biến nhất là bão cytokine từ vi rút cúm A, nhiễm virus Epstein-Barr và cytomegalovirus là một số nguyên nhân lây nhiễm phổ biến khác, như vi rút SARS-CoV-2 gây ra COVID-19 chẳng hạn.

Do mắc bệnh tự miễn:  Như bệnh Still, trong bệnh viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên có hệ thống (JIA) và bệnh lupus.

Do các nguyên nhân khác: Bão cytokine đôi khi cũng có thể là tác dụng phụ của các liệu pháp y tế cụ thể. Như liệu pháp điều trị bệnh bạch cầu được gọi là liệu pháp CAR-T (tế bào T thụ thể kháng nguyên chimeric) . Các loại liệu pháp miễn dịch khác cũng gây ra bão cytokine như là một tác dụng phụ. Sau khi được cấy ghép nội tạng hoặc tế bào gốc hay một số dạng ung thư cũng có thể gây ra hội chứng bão Cytokine…

Theo các  bác sĩ hô hấp, bão cytokine được chẩn đoán trong bối cảnh của tình trạng y tế tiềm ẩn. Vấn đề cơ bản này có thể đã được biết trước hoặc có thể cần chẩn đoán riêng. Nếu mắc chứng rối loạn di truyền, tình trạng tự miễn dịch hoặc bệnh truyền nhiễm, như COVID-19 thì phải chẩn đoán sớm. Dựa vào sức khỏe hiện tại và tiền sử,  bác sĩ có thể khám và cho làm các xét nghiệm khác nhau.

3. Chăm sóc hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi bão Cytokine

Nếu một cá nhân đang có các triệu chứng nghiêm trọng (như khó thở), thì cần được chăm sóc trong đơn vị chăm sóc đặc biệt. Điều này có thể bao gồm các hỗ trợ như theo dõi chuyên sâu các dấu hiệu quan trọng; hỗ trợ thông gió; chất lỏng tiêm tĩnh mạch; quản lý chất điện giải; chạy thận nhân tạo. Trong một số tình huống nhất định, có thể điều trị nguồn gốc của cơn bão Cytokine. Nếu bão Cytokine gây ra do nhiễm vi khuẩn, thì dùng thuốc kháng sinh có thể hữu ích. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, phương pháp điều trị trực tiếp cho tình trạng cơ bản không có sẵn và bác sĩ lâm sàng phải thử nhiều phương pháp khác nhau để cố gắng giảm phản ứng miễn dịch. Nhưng nó rất phức tạp, một phần là do hệ thống miễn dịch có rất đa dạng, với nhiều bộ phận khác nhau. Để chống lại nhiễm trùng, lý tưởng nhất là giảm bớt một phần của phản ứng miễn dịch trong khi để phần khác hoạt động bình thường hoặc thậm chí tăng cường nó.

Nhiều liệu pháp khác nhau đã được thử nghiệm. Các lựa chọn tốt nhất có thể phụ thuộc một phần vào nguyên nhân cơ bản cụ thể của cơn bão Cytokine. Trong quá khứ, một số phương pháp điều trị đã được thử nghiệm cho cơn bão Cytokine với một số thành công khác nhau. Bao gồm aspirin, corticosteroid; thuốc tác động đến hệ thống miễn dịch, như cyclosporine. Các liệu pháp sinh học ngăn chặn các Cytokine cụ thể, trao đổi huyết tương (plasmapheresis), nhóm  statin.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?