1. Cục máu đông là gì?
Theo Hội huyết học Mỹ (ASH), cục máu đông hay đông máu là một quá trình quan trọng giúp ngăn ngừa chảy máu quá nhiều khi mạch máu bị thương. Tiểu cầu (một loại tế bào máu) và protein trong huyết tương (phần lỏng của máu) phối hợp với nhau để cầm máu bằng cách hình thành cục máu đông trên vết thương. Thông thường, cơ thể sẽ làm tan cục máu đông tự nhiên sau khi vết thương lành. Tuy nhiên, đôi khi cục máu đông hình thành bên trong mạch máu mà không có vết thương rõ ràng hoặc không tan tự nhiên. Những tình huống này có thể nguy hiểm và cần chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.
Cục máu đông có thể xảy ra trong tĩnh hoặc động mạch là những mạch máu nằm trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Mặc dù cả hai loại mạch trên đều giúp vận chuyển máu đi khắp cơ thể, nhưng chúng hoạt động khác nhau. Tĩnh mạch là những mạch có áp suất thấp mang máu khử oxi ra khỏi các cơ quan của cơ thể và quay trở lại tim. Cục máu đông bất thường hình thành trong tĩnh mạch có thể hạn chế máu quay trở lại tim và có thể dẫn đến đau và sưng tấy khi máu tụ lại phía sau cục máu đông. Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là một loại cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chính ở chân hoặc ít phổ biến hơn là ở cánh tay, xương chậu hoặc các tĩnh mạch lớn khác trong cơ thể. Trong một số trường hợp, cục máu đông trong tĩnh mạch có thể tách ra khỏi điểm xuất phát của nó và di chuyển qua tim đến phổi, nơi cục máu đông bị chèn ép, ngăn máu lưu thông đầy đủ. Hiện tượng này được gọi là thuyên tắc phổi (PE) và cực kỳ nguy hiểm.
2. Nhận biết nguy cơ hình thành cục máu đông
Mọi người để có thể bị tăng cục máu đông nếu bị gãy xương hoặc kéo căng cơ quá mức. Nhưng đôi khi lại không có nguyên nhân rõ ràng. Tỷ lệ tăng rủi ro cục máu đông bao gồm nhóm đang hồi phục sau phẫu thuật hoặc phải ngồi nhiều giờ trên máy bay hoặc ngồi xe lăn; nhóm bị thừa cân hoặc béo phì; bị tiểu đường hoặc cholesterol cao và nhóm người cao tuổi trên 60 trở lên.
3. Cục máu đông có những triệu chứng gì?
4. Làm gì khi phát hiện bị cục máu đông ?
Gặp bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt. Cục máu đông có thể gây chết người nếu không được kiểm tra và can thiệp kịp thời. Bác sĩ có thể kê đơn dùng thuốc làm tan cục máu đông hoặc phẫu thuật luồn ống mỏng vào vị trí cục máu đông để làm tan cục máu đông.
Về phòng ngừa, mọi người có thể hành động để giảm cục máu đông. Đầu tiên là duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống khoa học, đủ chất, năng tập thể dục. Không nên ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, đặc biệt là sau một chuyến đi dài hoặc phẫu thuật. Nếu là người thích làm việc trên bàn giấy, hãy đứng dậy và di chuyển ít nhất vài giờ một lần. Co duỗi chân, bàn chân và ngón chân trên ghế. Kiểm tra xem vớ (tất) có quá chật hoặc quần áo bó sát, nên nới lỏng để giúp máu lưu thông máu tốt hơn. Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ có thể kê đơn dùng thuốc chống đông máu, nhưng khi cần tới thuốc, nhất thiết phải theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh
Ý kiến khác