Bệnh loét miệng điều trị thế nào?

Thứ năm - 17/11/2022 07:37
Nhiều người quan niệm nhiệt miệng, loét miệng là do nóng trong, do virus gây ra. Vậy nguyên nhân chính xác là gì và điều trị ra sao?
bs trinh xuan thuy
BSCKI. TRỊNH XUÂN THỦY
Chuyên khoa Da liễu Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

Loét miệng là gì?

Theo giới y khoa loét miệng, nhiệt miệng, chuyên môn gọi là loét áp-tơ miệng (aphthae, canker sores) là vết loét tròn hoặc bầu dục tái phát trong miệng, da mặt trong môi, má hoặc bên dưới lưỡi... và là căn bệnh không lây truyền. Vị trí thường thấy ở phần niêm mạc phía trong của miệng, khoảng 20 - 40% dân số bị loét áp tơ ít nhất một lần trong đời, nhiều người có thể bị tái phát rất nhiều đợt. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở tuổi thanh thiếu niên và ít gặp hơn ở người lớn tuổi.

Loét miệng cũng có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục ở cả nam lẫn nữ. Đến nay nguyên nhân chính xác vẫn chưa hiểu hết, mới chỉ tình nghi đến môi trường, chế độ dinh dưỡng, môi chất gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng... nên điều trị chỉ là tình thế. Chủ yếu là giảm triệu chứng, giảm số lượng và kích thước của loét, giảm đau và giảm tái phát.

Loét miệng còn gây khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thụ. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như đánh răng quá mạnh, tai nạn cắn vào má trong miệng; sử dụng thức ăn nhạy cảm; thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt; phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng; những thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do stress. Đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh nhiệt miệng gồm nhóm sống trong vùng nhiệt đới, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu dưỡng chất thiết yếu.

Triệu chứng, xử lý và phòng ngừa

Dấu hiệu, triệu chứng tùy thuộc vào thể trạng , cơ địa của từng người. Dấu hiệu điển hình như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, chuột rút, xanh xao hoặc sụt cân... Bác sĩ có thể  kê đơn thuốc bôi tại dạng gel, dạng dầu dịch như nitrat bạc, kem bôi có thành phần triamcinolone acetonide, hoặc amlexanox (aphthasol), gel 2% lidocaine, debacterol... Khi dùng thuốc bôi viêm loét miệng, nên bôi thuốc vào trước các bữa ăn khoảng 1 giờ, và bôi trước khi đi ngủ buổi tối 1-2 giờ để thuốc phát huy tác dụng cao nhất.

cac giai phap ngan ngua va dieu tri loet mieng nhiet mieng 1 63084a4901730


Về thuốc uống có colchicine 0,6mg; prednisone. Người bệnh nên bổ vitamin PP, vitamin B12, vitamin C, viên sắt và acid folic hoặc vitamin tổng hợp trong thời gian ngắn để nâng cao thể trạng và thúc đẩy vết loét nhanh lành.

Cùng với thuốc, người ta có thể áp dụng thuốc chứa hóa chất, vết thương sẽ lành nhanh như  chlorhexidine (cyteal, eludril), sử dụng dung dịch súc miệng sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9%.

Đối với người bị viêm loét lần đầu, nên đi khám để xác định chẩn đoán, tránh nhầm với các bệnh nguy hiểm khác có triệu chứng giống loét áp-tơ. Về phòng bệnh, nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.

Tránh thức ăn có tính chất kích thích tại chỗ như tiêu, ớt, gia vị cay; các loại thức uống có cồn, cafein, chú ý khi ăn các loại thực phẩm cứng. Không nên dùng các loại kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate khi bị viêm loét áp-tơ.

Có thể sử dụng nước súc miệng tự làm với công thức hỗn hợp nước súc miệng từ baking soda, nước ép lô hội và nước ấm, súc miệng liên tục trong 10 giây, mỗi ngày một lần để nhanh hết nhiệt miệng. Sử dụng trà túi lọc đắp vào vết thương, chất tannin có trong túi trà  giúp giảm đau và viêm.  Hãy đi khám bệnh khi thấy các dấu hiệu như viêm loét miệng lần đầu, kèm tiêu chảy vì có thể bị mắc bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng; có những ổ loét tại các vị trí khác ngoài miệng và vết loét kéo dài trên 3 tuần.

Hãy súc miệng bằng nước muối, baking soda (hòa tan 1 muỗng cà phê soda 1/2 chén nước ấm), nhổ hỗn hợp này ra sau khi súc miệng. Tránh các loại thực phẩm có tính axit, cay, có thể gây kích ứng và đau. Cũng có thể áp nước đá vào viêm loét đau hoặc cho phép những mẫu nước đá từ từ tan cạnh vết loét. Nên đánh răng nhẹ nhàng, sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng không có tác nhân tạo bọt. Chọn thực phẩm lành mạnh, để giúp ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Thường xuyên ăn sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi hoặc cũng có thể giúp tránh viêm loét đau miệng. Không nhai và nói chuyện cùng một lúc vì có thể gây ra chấn thương nhỏ lớp tế bào của miệng. Duy trì cuộc sống khoa học, tránh stress, không hút thuốc, kể cả hút thuốc thụ động, tức hít phải khói thuốc do người hút bên cạnh phả ra.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

  • benhdalieu2

    Địa chỉ khám - chữa bệnh xã hội & da liễu uy tín:
    https://benhxahoi.andongclinic.vn/nhung-can-benh-lay-qua-duong-quan-he-tinh-duc-thuong-gap-32.html?bl1

      benhdalieu2
      10/09/2024 09:03
Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?