Vì sao mùa hè trẻ lại mắc nhiều bệnh nan y?
Do thời tiết nóng nực, nên mùa hè là lúc các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus... sinh sôi bùng phát, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng như hiện nay. Trẻ nhỏ và người già là những đối tượng dễ mắc bệnh do sức đề kháng yếu kém. Một số bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa hè có tiêu chảy cấp, sốt virus, bệnh tay - chân - miệng, sốt xuất huyết, viêm màng não, bệnh rôm sảy hay ngộ độc thức ăn…
Khuyến cáo của bác sĩ về điều trị và phòng ngừa
Liên quan đến câu hỏi của chị kim Thoa, xin trích dẫn khuyến cáo của các bác sĩ ở Quỹ Giáo dục và Nghiên cứu y khoa Mayo Mỹ (MCO). Những khuyến nghị này dựa trên nghiên cứu khoa học và điều trị thực tế, nên rất cụ thể và hữu ích:
Theo các bác sĩ nhi khoa, ban nóng, rôm sảy (Heat rash) là tình trạng đổ nhiều mồ hôi nhưng ống mồ hôi bị bít tắc, gây ứ đọng mồ hôi và xuất hiện các mụn nhỏ li ti màu hồng trên da. Thông thường, cơ chế chuyển hóa bên trong cơ thể của trẻ rất mạnh nên thân nhiệt trẻ thường cao hơn người trưởng thành. Ví dụ, khi chúng ta thấy lạnh thì trẻ vẫn cảm thấy nóng. Chưa hết, chức năng điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện nên việc tăng tiết mồ hôi cũng xảy ra thường xuyên xảy ra. Rôm sảy là bệnh lý lành tính, tự khỏi khi trời mát hoặc khi cơ thể được làm mát mà không cần điều trị y khoa. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần biết để chăm sóc, phòng ngừa để giúp trẻ khỏe mạnh, ăn ngủ tốt hơn.
Nguyên nhân gây rôm sảy chủ yếu là do nhiệt độ môi trường nắng nóng. Khi nhiệt độ cao cơ thể ra mồ hôi để giảm nhiệt độ. Khi đổ nhiều mồ hôi, lỗ chân lông bị tắc, tích bụi bẩn khiến vi khuẩn phát triển, gây ngứa ngáy rôm sảy, nhất là vùng lưng, cổ, ngực và đầu… Đôi khi trẻ bị mọc rôm ở cả những vùng kẽ lớn như nách hay bẹn. Một số trường hợp nặng có thể mọc rôm gần như toàn thân màu đỏ hồng, đầu mụn có một chút nước, đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn. Khi mọc rôm, da viêm ngứa nên trẻ bứt rứt khó chịu, ngứa và quấy khóc, ngủ không ngon giấc do ngứa.
Cụ thể các bậc phụ huynh phải làm gì để giảm rôm sảy ở trẻ?
· Các bậc phụ huynh nên theo dõi nhiệt độ và hạ sốt cho trẻ khi cần thiết.
· Cần nên nới lỏng quần áo hoặc cởi bớt quần áo cho trẻ, chườm ấm cho trẻ không quá 10 phút/giờ.
· Cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc hạ nhiệt dạng đặt hậu môn cho trẻ.
· Lau sạch mồ hôi và dầu trên cơ thể để giảm nhiệt độ trên da của trẻ
· Bù đủ nước, điện giải cho trẻ như nước hoa quả, súp hoặc oresol. Cách ly trẻ để tránh nhiễm khuẩn cũng như lây nhiễm với các trẻ khác.
· Sau khi bù đủ nước điện giải và hạ sốt cho trẻ, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi nếu tiến triển xấu thì nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
· Không nên sử dụng bất kỳ loại kem nào để thoa lên vùng bị rôm sảy trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
· Cần cắt móng tay con hay đi tất để bé hạn chế gãi khi ngủ đề phòng nhiễm khuẩn nốt phát ban nhiệt.
· Cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Nếu trẻ đang bú mẹ bầu cần hạn chế những thực ẩm, gia vị cay nóng. Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ và bổ xung thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,..., hạn chế các đồ ăn có nhiều đường để hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng.
Về phòng ngừa việc đầu tiên là luôn để cho trẻ ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh những nơi nóng nực, ngột ngạt và bí gió. Mùa hè, nên cho bé nằm phòng điều hòa. Không nên cho trẻ ra ngoài khi trời nắng, nhất là vào giờ cao điểm nắng nóng như 10h đến 15h.
Nếu phải ra ngoài, phải đội nón mũ rộng vành, mặc áo che kín da của trẻ hoặc bôi kem chống nắng dành cho trẻ em cho bé. Tắm rửa hàng ngày bằng nước mát vệ sinh da cho bé luôn sạch sẽ để thông thoáng tuyến tuyến mồ hôi, tránh bít tắc gây rôm sảy.
Ý kiến khác