Cách nhận biết, điều trị nhiễm trùng vết thương

Thứ năm - 10/11/2022 07:31
Nhiễm trùng vết thương xảy ra khi vi trùng xâm nhập và phát triển trong vùng da bị tổn thương. Các triệu chứng có thể bao gồm ngày càng đau, sưng đỏ. Nhiễm trùng nặng có thể gây buồn nôn, ớn lạnh hoặc sốt.
bs nguyen nam anh
 
ThS.BS. Nguyễn Nam Anh
Đơn vị chăm sóc vết thương Bệnh Viện Quốc Tế Minh Anh

Vết thương bị nhiễm trùng là gì?

Một người có thể điều trị nhiễm trùng vết thương nhỏ tại nhà nhưng nếu lớn, nặng hơn hoặc dai dẳng thì phải đi khám để điều trị. Theo chuyên môn, có nhiều khái niệm về vết thương, nhưng có thể hiểu chung là sự gián đoạn trong sự liên tục của tế bào. Sự lành vết thương là sự phục hồi của sự liên tục đó. Vết thương được phân loại dưới dạng do rạch bởi dụng cụ sắc, bén, nhọn, gây đứt cơ, mạch máu…. Vết thương bầm giập do vật tù, đặc trưng như tổn thương phần mềm có chảy máu, tổn thương giải phẫu nhiều, sưng, nhiễm trùng, có nhiều mô giập nát. Vết thương rách nát là vết thương bờ lởm chởm không đều, tổn thương giải phẫu nhiều, nhiễm trùng tăng cao, lành vết thương chậm và sẹo xấu. Vết thương xuyên thủng do dao đâm, đạn bắn, có lỗ và tổn thương giải phẫu nhiều….

Cách nhận biết vết thương bị nhiễm trùng?

Vết thương bị nhiễm trùng thường trở nên tồi tệ hơn, kèm theo đau đớn, mẩn đỏ và sưng tấy tăng dần. Màu đỏ xung quanh vết thương rộng ra, nhiễm trùng vết thương có thể dẫn đến các triệu chứng khác, như vùng da xung quanh vết thương nóng lên, tiết dịch màu vàng hoặc xanh lá cây, phát mùi khó chịu, vệt đỏ trên da xung quanh vết thương, sốt và ớn lạnh nhức mỏi và đau nhức, buồn nôn và ói mửa..

Vết thương bị nhiễm trùng là do vi khuẩn xâm nhập và cư trú trên vết cắt hoặc vết thương. Phổ biến là khuẩn Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa; Escherichia coli (E. Coli); Proteus mirabilis; Acinetobacter baumannii / haemolyticus và liên cầu khuẩn .

viem da chay nuoc vang 2


Nguy cơ nhiễm trùng vết thương cao hơn nếu vết thương lớn, sâu hoặc có mép lởm chởm, bụi bẩn hoặc các phần tử lạ xâm nhập vào. Riêng vết thương do động vật cắn còn có chứa cả nọc độc, bệnh dại… .  Một số yếu tố môi trường cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bao gồm mắc các loại bệnh như tiểu đường, nhiễm HIV hoặc những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, vết mổ do phẫu thuật cũng có thể bị nhiễm trùng.

Phòng ngừa

Nhiễm trùng vết thương có thể xảy ra nếu vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi bên trong vết thương. Làm sạch và băng ngay các vết cắt, vết xước để ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuy nhiên, những người có vết thương lớn hơn, sâu hơn hoặc nghiêm trọng hơn thì nên được điều trị bởi chuyên gia, bác sĩ.

Nếu điều trị vết thương nhẹ tại nhà thì  dụng cụ dùng đến phải sạch sẽ.

·       Rửa kỹ tay bằng xà phòng và nước ấm rồi lau khô.

·       Nếu vết thương chảy máu, giữ băng hoặc gạc sạch băng vào vết thương và duy trì chặt cho đến khi vết thương ngừng chảy.

·       Làm sạch vết cắt hoặc vết xước bằng cách dội nước ấm sạch trong vài phút. Dùng nước xà phòng ấm để làm sạch vùng da xung quanh nhưng tránh để xà phòng dính vào vết thương.

·       Đảm bảo rằng không có bụi bẩn hoặc mảnh vụn còn trong vết thương. Sử dụng nhíp kẹp lấy ra nhàng.

·       Hãy bôi một lớp mỏng thuốc mỡ sát trùng lên vết cắt hoặc vết xước.

·       Để da khô trong không khí trước khi đắp bằng gạc hoặc băng. Vết cắt và vết xước nhỏ không cần băng.
Nếu vết thương lớn có nguy cơ nhiễm trùng cao:

·       Rửa vết thương ngay lập tức bằng cách dội nước sạch lên vết thương trong vài phút. Sau đó, làm sạch vùng da xung quanh vết thương bằng nước xà phòng ấm. Nếu không thể dùng nước sạch, hãy xử lý vết thương bằng khăn tẩm cồn.

·       Để da khô trong không khí.

·       Bôi thuốc mỡ sát trùng vào vết thương.

·       Bảo vệ vết thương bằng gạc hoặc một loại băng thích hợp khác.

·       Các mẹo khác như thay băng vết thương ít nhất một lần một ngày, có thể hay thế nó ngay lập tức nếu nó bị ẩm hoặc bẩn.

·       Nhẹ nhàng rửa vết thương mỗi ngày.

·       Tránh sử dụng hydrogen peroxide hoặc i-ốt lên vết thương vì chúng có thể gây kích ứng da. Ngừng sử dụng thuốc mỡ sát trùng khác nếu chúng gây kích ứng da.

·       Không lấy da hoặc vảy vì nó có thể dẫn đến sẹo, chậm lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

·       Đi khám bác sĩ nếu vết thương không cải thiện trong vòng 1-2 ngày.

Về điều trị

Nhiễm trùng vết thương nặng hơn cần được chăm sóc y tế kịp thời, đặc biệt là những người có các triệu chứng khác như sốt, cảm thấy không khỏe, hoặc tiết dịch và vệt đỏ từ vết thương. Bác sĩ có thể điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn bằng thuốc kháng sinh để điều trị dứt điểm nhiễm trùng và ngăn vi khuẩn trở nên kháng thuốc.

Ngoài việc làm sạch, một số vết thương có thể cần điều trị thêm. Nếu vết cắt lớn hoặc sâu, bác sĩ hoặc y tá có thể phải dùng chỉ khâu để đóng lại. Thay vào đó, họ có thể đóng các vết cắt nhỏ hơn bằng keo y tế hoặc các dải băng dính. Nếu vết thương có chứa mô chết hoặc mô bẩn, bác sĩ có thể loại bỏ mô trong một quy trình gọi là tẩy tế bào chết, nó giúp thúc đẩy quá trình chữa lành và ngăn nhiễm trùng lây lan.

Những người bị động vật cắn hoặc vết thương do vật bẩn hoặc gỉ sét có thể có nguy cơ bị uốn ván và cần phải tiêm phòng uốn ván.  Uốn ván là một tình trạng có khả năng gây tử vong xảy ra khi một số vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và giải phóng chất độc ảnh hưởng đến thần kinh. Các triệu chứng của bệnh uốn ván có thể bao gồm co thắt cơ đau đớn, khớp hàm và sốt.
 

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?