Chủ quan khiến phụ nữ phải trả giá khi bị nhiễm virus HPV

Thứ hai - 14/11/2022 08:21
Nhiễm HPV là bệnh nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục (STD) do virus HPV gây ra, trong đó phụ nữ phải gánh hậu quả nặng nề hơn nam giới. Do virus HPV không có dấu hiệu nào nên nhiều người chủ quan dẫn đến hậu quả khó lường.
bs ho thi hai van (2)
BSCKI. HỒ THỊ HẢI VÂN
Chuyên khoa Phụ sản Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

Nhiễm virus HPV do chủ quan

Theo tờ NZ Herald của New Zealand  số ra mới đây, một phụ nữ trẻ người Anh đã bị thiệt mạng vì ung thư cổ tử cung sau khi 'bị từ chối xét nghiệm phết tế bào tử cung 15 lần'. Đó là chị Emma Swain 23 tuổi, người được cho là đã phản ứng rất nhanh với "hiệu ứng Jane Goody", hiệu ứng đề cập một phụ nữ công khai chẩn đoán bệnh ung thư sau khi đi khám, khiến hàng trăm nghìn phụ nữ khác học theo. Chính bản thân Emma Swain còn quá trẻ nên bác sĩ đã đề nghị không phải làm xét nghiệm papillomavirus ở người (HPV), hay xét nghiệm phết tế bào tử cung (PAP). Sau khi bị đau lưng và chảy máu sau quan hệ tình dục nhưng bác sĩ chỉ yêu cầu cô thay đổi thuốc tránh thai. Darren, cha của Swain, đã phải chiến đấu liên tục trong sáu năm để được xin lỗi và được bồi thường cho con gái của mình.

Nếu trường hợp của Emma Swain là lỗi chuyên môn thì trường hợp của một phụ nữ họ Lâm người Trung Quốc lại do chủ quan của người trong cuộc, qua đời ở tuổi 29 do ung thư cổ tử cung liên quan tới đồ lót. Được biết, bệnh của người phụ nữ này xuất phát từ thói quen thiếu khoa học giặt đồ lót mà rất nhiều chị em bận rộn thường mắc phải. Sau nhiều năm theo học và có bằng cấp, nghề nghiệp, người phụ nữ này bỗng dưng đổ bệnh, tỉnh dậy trong phòng cấp cứu, bàng hoàng khi nhận được kết quả chẩn đoán mình mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Nguyên nhân gây bệnh không phải gì to tát mà đến từ thói quen tích đồ lót nhiều ngày mới giặt.

Theo bác sĩ điều trị cho người phụ nữ này thì đa số phụ nữ hiện đại ý thức được tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe vùng kín nhưng lại không tuân thủ. Phần vì họ quá bận rộn, phần vì tiết kiệm thời gian, điện nước, và cũng có thể do thiếu hiểu biết hoặc biết nhưng không làm. Ngoài lối sống, sinh hoạt tình dục thì việc sử dụng đồ lót đúng cách cũng rất quan trọng, đáng tiếc người phụ nữ trẻ nêu  trên lại bỏ qua, hậu quả dẫn đến bị bị rối loạn kinh nguyệt, khi đi khám là lúc đã nhiễm virus HPV ở giai đoạn cuối.

Nhận biết, phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ trẻ

Mặc dù ung thư cổ tử cung có thể xảy ra ở phụ nữ trong mọi độ tuổi, nhưng gần đây do kinh tế phát triển, bệnh bắt đầu trẻ hóa xuống từ 30 đến 49 tuổi. Đây cũng là loại ung thư phổ biến thứ năm và thứ sáu ở phụ nữ ở độ tuổi 30 đến 39 và 40 đến 49 tuổi.

Ung thư cổ tử cung có thể được điều trị và chữa khỏi hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu. Tuy nhiên, các triệu chứng khó có thể biểu hiện cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Những triệu chứng này nhất quán ở mọi lứa tuổi, bao gồm chảy máu âm đạo bất thường, tiết dịch, đau kinh, đau khi giao hợp và đau vùng chậu. Mặc dù vậy, phụ nữ trẻ có thể không hiểu được tầm quan trọng của các triệu chứng, khiến việc chẩn đoán của họ bị trì hoãn. Đây là lý do việc tiêm phòng HPV và tầm soát thường xuyên là rất quan trọng, trong đó khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung do nhiễm HPV (virus u nhú ở người).

duong lay truyen hpv

Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm không có triệu chứng. Một số dấu hiệu thường gặp như đau rát vùng chậu hoặc đau khi quan hệ tình dục; chảy máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi quan hệ tình dục, giữa các kỳ kinh nguyệt, sau mãn kinh hoặc sau khi khám phụ khoa; dịch tiết âm đạo bất thường, có thể tiết nhiều hơn, có màu xám đục và có mùi hôi; khó chịu khi đi tiểu, tiểu nhiều lần; đi tiểu, đi ngoài ra máu kinh nguyệt thất thường, kéo dài; sụt cân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Ung thư khi lan rộng hơn nữa có thể gây ra tắc nghẽn hệ tiết niệu, đau lưng, và sưng chân do tắc tĩnh mạch hoặc bạch huyết. Khám vùng chậu có thể phát hiện một khối u hoại tử lồi ra từ cổ tử cung.

Điều trị ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào loại và giai đoạn, tiền sử bệnh và sở thích điều trị cá nhân của bạn. Gồm phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp toàn thân, hóa trị, liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp miễn dịch v.v.

Về phòng ngừa nên tiêm vắc xin phòng virus HPV vừa đơn giản lại hữu hiệu,  không quan hệ tình dục sớm, nhất là ở độ tuổi vị thành niên vì cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện, còn nhạy cảm. Duy trì lối sống lành mạnh, khoa học, năng vận động, thực hiện quan hệ tình dục an toàn. Nên khám chuyên khoa định kỳ và khi có triệu chứng bất thường nên làm xét nghiệm PAP và các xét nghiệm theo khuyến cáo của bác sĩ.

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?