Dấu hiệu bạn đang ăn quá nhiều muối

Thứ hai - 06/03/2023 07:52
Phải nói ngay rằng muối là một loại gia vị ai ai cũng cần và ai ai cũng dễ mắc lỗi do lạm dụng. Ăn mặn gây ra hệ lụy gì và cách tránh như thế nào là vấn đề “thời sự” hiện được nhiều người quan tâm, nhất là trong bối cảnh bệnh tật gia tăng như hiện nay.
bs thuy ai
BSCKI. HUỲNH THỊ THÚY ÁI
Chuyên khoa Nội tiết; Dinh dưỡng
Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

Muối là gì?

Muối là một loại gia vị có thể tạo hương vị cho thức ăn và hoạt động như một chất bảo quản. Đó là khoảng 60% clorua và khoảng 40% natri. Gần như tất cả các loại thực phẩm chưa qua chế biến - chẳng hạn như rau, trái cây, các loại hạt, thịt, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm từ sữa - đều chứa ít natri. Muối mà chúng ta ăn giúp thư giãn và co cơ, hỗ trợ các xung thần kinh và cân bằng các khoáng chất và nước mà chúng ta hấp thụ.

Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ natri, khoảng 1.500 miligam mỗi ngày. Nhưng ở nhiều nơi, như ở Mỹ chẳng hạn, người dân ở đây ăn khoảng 3.400. Quá nhiều muối có thể dẫn đến đột quỵ, bệnh tim và huyết áp cao.

Dấu hiệu do ăn quá nhiều muối

Đầy hơi: Khi dạ dày đầy hoặc căng cứng là một trong những tác động ngắn hạn phổ biến nhất của việc ăn quá nhiều muối. Nó giúp cơ thể bạn giữ nước, do đó chất lỏng dư thừa sẽ tích tụ. Thực phẩm không nhất thiết phải có vị mặn để chứa nhiều natri. Bánh mì kẹp, bánh pizza, bánh mì tròn và súp đóng hộp có thể là những nguồn cung cấp muối tiềm ẩn nhưng khó nhận biết.

Huyết áp Tăng: Có rất nhiều lý do huyết áp tăng, nhưng một nguyên nhân có thể là do quá nhiều natri. Sự thay đổi huyết áp xảy ra thông qua thận của bạn. Quá nhiều muối khiến chúng khó loại bỏ chất lỏng mà bạn không cần. Kết quả là, huyết áp tăng lên.

Sưng tấy: Đây có thể là dấu hiệu của quá nhiều natri trong cơ thể. Các bộ phận cơ thể như mặt, bàn tay, bàn chân và mắt cá chân bị sưng nhiều nhất. Nếu bị sưng hơn bình thường, hãy xem bạn đang ăn bao nhiêu muối để giảm càng sớm càng tốt.

tac hai cua viec an man 1
Bàn chân bị sưng tấy do ăn quá nhiều muối

Khát nước: Nếu thực sự khát nước, đó có thể là dấu hiệu cho thấy ăn quá nhiều muối. Cơ thể lấy nước từ các tế bào và bạn có thể bắt đầu cảm thấy rất khát nước. Nước uống có thể giúp trung hòa lượng muối đó và có thể làm mới các tế bào của bạn. 

Tăng cân: Nếu bạn tăng cân nhanh chóng trong một tuần hoặc thậm chí vài ngày, đó có thể là do bạn ăn quá nhiều muối. Nếu tăng hơn 2 pound ( 900 gmas)  trong một ngày hoặc 4 pound trong một tuần, hãy nghĩ lại những thực phẩm đã ăn trong vài ngày qua và cố gắng thay đổi để cắt giảm lượng muối.

Đi tiểu tiện nhiều: Điều này có thể là do muối có thể khiến cơ thể khát nước, điều này có thể khuyến khích bạn uống nhiều nước hơn và hậu quả đi tiểu tiện nhiều hơn.

Ngủ chập chờn: Nếu ăn quá nhiều muối trước khi đi ngủ, nó có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ. Các dấu hiệu có thể bao gồm từ giấc ngủ không yên, thức dậy thường xuyên vào ban đêm, đến cảm giác không được nghỉ ngơi vào buổi sáng.

Suy yếu, mỏi mệt:  Khi có quá nhiều muối trong máu, nước sẽ chảy ra khỏi tế bào để làm loãng muối. Hậu quả khiến cơ thể suy yếu, mệt mỏi và giảm sinh khí.

Vấn đề về dạ dày: Nếu quá nhiều muối trong chế độ ăn uống khiến cơ thể mất nước, dạ dày rối loạn bất an. Cơ thể cảm thấy buồn nôn, hoặc bị tiêu chảy, chuột rút…. Uống nhiều nước có thể giúp bù nước cho các tế bào của bạn và giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Ảnh hưởng lâu dài từ  ăn mặn: Mặc dù có rất nhiều tác động ngắn hạn cần chú ý, nhưng cũng có những tác động lâu dài của việc ăn quá nhiều muối. Nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cơ tim to, suy tim, huyết áp cao, bệnh thận, sỏi thận, loãng xương, ung thư dạ dày và đột quỵ...

Bí quyết cắt giảm muối ăn

  • Chọn thịt tươi thay vì thịt đóng gói. Khi mua thực phẩm nên chọn những loại "tươi đông lạnh" và tránh xa những thực phẩm đã qua chế biến, nhiều mơ, muối.
  • Đọc nhãn và kiểm tra hàm lượng natri trong thực phẩm.
  • Nếu đi ăn ngoài, bạn có thể yêu cầu chế biến món ăn và cho muối vừa phải.
  • Riêng những người có bệnh tim mạch hoặc có yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid máu thì lượng muối cần hạn chế hơn, không ăn quá mức quy định ở trên, đặc biệt những người trung cao tuổi.
  • Nên tập cho trẻ thói quen ăn ít muối ngay từ đầu vì chức năng thận của chúng còn yếu, do đó khả năng thải muối của thận cũng kém hơn so với người trưởng thành. Ví dụ, khi quấy bột cho trẻ, không nhất thiết phải cho thêm muối vì trong thức ăn đã có sẵn một hàm lượng muối nhất định và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé.
  • Trong các bữa ăn hàng ngày, nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng muối cao, như mắm tôm, dưa cà muối, thịt hun khói, thịt đóng hộp, thịt sấy, cá mắm, rau quả đóng hộp hoặc các loại thức ăn đã được chế biến sẵn.
  • Đối với những người có tiền sử hoặc đang bị cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch thì nên giảm ăn muối càng nhiều, càng lâu càng tốt. Nếu khó khăn khi thực hiện chế độ ăn ít muối, thì có thể giảm dần lượng muối, bổ xung thêm các gia vị khi nấu ăn, như rau thơm hoặc gia vị chua cay để làm tăng thêm vị ngon và giảm sự lệ thuộc thèm muối.

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?