Để có một trái tim khỏe !

Thứ hai - 22/02/2021 14:09
Chia sẻ của GS.TS. Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội Tim mạch học TP. Hồ Chí Minh, chuyên gia hàng đầu về bệnh lý tim mạch: Làm sao để trái tim luôn khỏe mạnh ?
GS dang van phuong 1
GS. TS. Đặng Văn Phước

Khách mời của chúng tôi lần này là GS.TS. Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội Tim mạch học TP.Hồ Chí Minh chuyên gia hàng đầu về bệnh lý tim mạch. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi khá thú vị về các bệnh lý của trái tim, cơ quan nhạy cảm nhất của cơ thể con người.

PGS.TS.BS. NGuyễn Hoài Nam 

Thưa GS thời gian biến đổi nhiều, cho nên hiện nay tình hình bệnh tim mạch ở Việt Nam có gì khác với hơn chục năm trước đây? 

GS.TS Đặng Vạn Phước:

Có khác chứ, khác nhiều là đằng khác và dần dần mô hình bệnh lý tim mạch của Việt Nam hiện nay đang giống với nhiều nước đang phát triển và đã phát triển của Thế giới. Như các bạn đã biết đấy có 4 nhóm bệnh lý tim mạch phổ biến đó là bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim hậu thấp, bệnh cơ tim và bệnh của hệ thống động mạch vành. Trước đây ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh phía bắc bệnh nhân tim mạch phần lớn là bệnh van tim hậu thấp như hẹp hở van hai lá, hẹp hở van ba lá v.v…bệnh nhân thường gặp ở những người trẻ tuổi có tiền căn thấp tim.

Hiện nay do nhiều lý do như gia tăng tuổi thọ, thay đổi chế độ ẩm thực, thay đổi cách sống và thay đổi phương thức làm việc v.v… thì các bệnh lý tim mạch có nguyên nhân từ rối loạn chuyển hóa trong cơ thể bao gồm rối loạn chuyển hóa mỡ, rối loạn chuyển hóa đường, rối loạn chuyển hóa Acide Uric v.v…gia tăng khá nhiều như bệnh của mạch vành, phình dãn động mạch chủ. Những bệnh này là nguyên nhân gây đột tử hàng đầu ở những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch.

Về bệnh tim bẩm sinh do làm tốt công tác tầm soát trước sinh, tuyên truyền cho thai phụ biết cách giữ gìn sức khỏe nên không gia tăng trong dân chúng. 

Thưa GS, người ta thường hay ví trái tim với tâm hồn của con người. Vậy có thật sự có sự liên quan đặc biệt đó hay không? 

GS.TS. Đặng Vạn Phước:

Đúng là như vậy, trái tim do có cấu trúc đặc biệt và hoạt động suốt cả ngày đêm nên nó là cơ quan nhạy cảm nhất của cơ thể. Ví dụ như khi nhiệt độ bên ngoài gia tăng, cơ thể phải tiết nhiều mồ hôi thì trái tim lập tức tăng cường co bóp và làm tăng nhịp tim và nếu nhịp tim tăng nhiều chúng ta sẽ cảm thấy ngay. Do hoạt động của trái tim ngoài việc chịu sự chi phối của hệ thần kinh tự động còn chịu sự điều khiển của hệ thống thần kinh thực vật bao gồm hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm cùng các hóa chất nội sinh như Cathecholamin, Serotonin, Cortisone, Epinephrin v.v...của tuyến thượng thận nên khi có sự thay đổi về cảm xúc như buồn quá, vui quá hay bị Stress cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của trái tim. Như khi bạn mong chờ gặp người yêu, khi người yêu đến bạn rất vui và trái tim vì thế cũng đập nhanh hơn, đôi khi nhanh quá làm bạn cảm thấy hồi hộp, đó là việc trái tim rung động trước tình yêu đôi lứa đó bạn. 

Thưa GS như vậy để có được một trái tim luôn khỏe mạnh GS có thông điệp gì cho mọi người 

GS.TS. Đặng Vạn Phước:

Để có được một trái tim khỏe mạnh rất cần sự nỗ lực cố gắng của bản thân mỗi người và của toàn thể cộng đồng. Với bệnh tim bẩm sinh bạn cần phải tăng cường công tác tiêm chủng cho thai phụ để tránh các bệnh cảm cúm, Rubela v.v…khi mang thai. Vì khi bị những bệnh này thai nhi rất dễ bị bệnh tim bẩm sinh. Việc tầm soát trong khi mang thai cũng rất quan trọng, khi phát hiện thai nhi bị bệnh tim bẩm sinh bạn nên đến bác sỹ của bạn để tư vấn kỹ, ở một số nước tiên tiến, các thầy thuốc có thể can thiệp phẫu thuật cho bệnh nhân ngay trong bào thai, tuy nhiên có lẽ chỉ là những tổn thương đơn giản mà thôi.

Những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp hay thấp tim cần phải điều trị liên tục theo lộ trình của bác sỹ tim mạch, phòng ngừa viêm họng viêm Amygdal, viêm xoang, viêm phổi v.v…bằng cách uống thuốc kháng sinh phòng ngừa theo y lệnh của bác sỹ tim mạch.

Cái khó nhất là những bệnh tim mạch do rối loạn chuyển hóa. Trong tất cả các yếu tố nguy cơ chúng ta đều có thể can thiệp được, nhưng hai yếu tố di truyền và tuổi tác thì cho đến nay con người vẫn chưa có cách nào cả. Nói như thế có nghĩa là chúng ta phải tránh béo phì, không hút thuốc lá, có chế độ ẩm thực lành mạnh và hợp với lứa tuổi, không sử dụng nhiều thức ăn nhanh, thức ăn công nghiệp nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối. Tăng cường vận động và tạo mọi điều kiện để vận động như đi bộ, không sử dụng các phương tiện có bộ điều khiển từ xa, tập thể dục, tránh Stress, trong đó có việc bị Stres do tiếng ồn đó là vấn nạn rất quan trọng ở Việt Nam do chính chúng ta gây ra. Người ta thấy những người dân sinh sống ở những nơi có cường độ tiếng ồ cao như ở sân bay, ga tàu, hay gần các tụ điểm ca nhạc v.v…thì tỷ lệ cao huyết áp và bệnh mạch vành cao hơn bình thường 20-25%.

Kiểm soát tốt huyết áp, chúng tôi cũng đã nhiều lần truyền đến các bệnh nhân thông điệp bệnh cao huyết áp hiện nay là bệnh hay gặp nhất và dễ phát hiện nhât (Chỉ cần đo huyết áp là xác định được bệnh) trong các bệnh tim mạch. Là một bệnh mạn tính nên cần được theo dõi và điều trị liên tục, khi khám bệnh lần đầu tiên bệnh nhân cần phải được làm một số xét nghiệm cơ bản để xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh như đo điện tim siêu âm tim, chụp X quang ngực, làm các xét nghiệm nhằm xác định bệnh nhân có hội chứng rối loạn chuyển hóa hay không? Và có thì ở mức độ nào? 

Xin cám ơn GS.TS Đặng Vạn Phước về cuộc trò chuyện thú vị này
 

Xem thêm:

►UNG THƯ, ĐỪNG ĐỂ MẤT THỜI GIAN VÀNG
►ĐẾN VỚI BVQT MINH ANH LÀ ĐẾN VỚI CÁC CHUYÊN GIA
VAI TRÒ CỦA CHĂM SÓC GIẢM NHẸ
BỆNH UNG THƯ, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
ĐA MÔ THỨC TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ


Để được tư vấn và khám bệnh, Quý khách vui lòng liên hệ:

logo chuanBỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH

Số 36 Đường số 1B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM
Điện thoại: (028) 62600818 - 62600848
Web: minhanhhospital.com.vn
Fb: facebook.com/bvminhanh

Nguồn tin: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?