Nấm mốc lâu ngày- thủ phạm giết người thầm lặng

Thứ năm - 08/12/2022 07:56
Nấm mốc có mặt ở khắp nơi, nếu nhỏ, ở dưới dạng bụi trong nhà và nơi làm việc. Với số lượng lớn chúng có thể gây hại đến sức khỏe, gây ra các phản ứng dị ứng và các vấn đề về hô hấp, thậm chí có thể gây nguy hiểm, chết người.
NGUYEN THI THU BA
PGS.TS.BS. NGUYỄN THỊ THU BA
Giảng viên cao cấp ĐH Y Dược TP. HCM
Chuyên gia Lao – Phổi và các bệnh lý hô hấp Bệnh viện Quốc tế Minh Anh

Những ca nhiễm bệnh nặng vì nấm mốc

Theo một bài báo đăng tải trên Independent.co.uk, cậu bé 2 tuổi Ishak sống chung cùng  cha mẹ trong căn hộ chung cư ở Rochdale, Greater Manchester (Anh) đã qua đời vì nhiễm bệnh vì nấm mốc lâu ngày.

Theo nhân viên điều tra Joanne Kearsley, nguyên nhân gây ra cái chết của Ishak là do hô hấp khó khăn vì tiếp xúc lâu với nấm mốc trong môi trường kín nhiều năm nhưng việc xử lý và ngăn ngừa nấm mốc lại không được thực hiện.

Cha em đã nhiều lần phàn nàn về tình trạng nấm mốc với công ty đã cho họ thuê căn hộ nhưng không được giải quyết. Cái chết bi thảm của Ishak là hồi chuông cảnh tỉnh đối với các chủ hộ cho thuê lẫn người đến ở, cần nâng cao kiến ​​thức, nhận thức và hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề ẩm ướt và nấm mốc.

Trường hợp khác, tuy không tử vong nhưng cũng rất tai hại do đeo tai nghe quá nhiều, khiến nấm mốc mọc đầy trong tai. Đó là cậu bé người Trung Quốc được các bác sĩ tại BV Phụ nữ và Trẻ em Shunyi ở Bắc Kinh (Trung Quốc) điều trị. Cậu bé 10 tuổi bị nổi nấm mốc trong ống tai sau khi xuất hiện các cơn đau tai kéo dài kèm cảm giác bị ù tai, thính lực giảm. 

Các bác sĩ cho biết, cậu bé còn có thói quen ngoáy tai và thường xuyên làm hỏng các mô nhạy cảm ở tai. Tai nghe đặt sâu trong tai lâu ngày khiến thông gió tự nhiên của ống tai kém và tạo độ ẩm khiến cho nấm mốc phát triển. Sau thời gian điều trị tuy đã hồi phục nhưng các bác sĩ cảnh báo rằng nếu không được điều trị, tình trạng nhiễm nấm mốc có thể gây mất thính lực vĩnh viễn.

Đôi điều về nấm mốc

Mốc (Mold /Mould) là một loại nấm mọc dưới dạng sợi nhỏ đa bào. Mốc là chủng loài nấm lớn và đa dạng có sợi trong suốt và  được xem là vi khuẩn. Mốc gây ra sự phân hủy các vật chất tự nhiên, làm hư hỏng thực phẩm và tài sản. Một số căn bệnh ở động vật và người là do một vài loại mốc nhất định gây ra như dị ứng với bào tử mốc, do sự phát triển của bệnh trong cơ thể, hoặc từ hiệu ứng của việc ăn hay hít phải chất độc (mycotoxin) sinh ra từ mốc. Nếu tiếp xúc lâu dài, có thể gây hại.

Nấm mốc ở trong nhà thường có thể được tìm thấy ở những nơi ẩm ướt, tối tăm, ví dụ như phòng tắm hay nhà bếp, kho chứa đồ bừa bộn, những khu vực vừa bị lũ lụt, khu vực tầng hầm, khu vực có hệ thống đường ống nước, khu vực hạn chế lưu thông không khí và ở bên ngoài môi trường ẩm ướt.

Black Mold Removal


Các triệu chứng gây từ dị ứng nấm mốc như  mắt bị kích thích và chảy nước, ho mạn tính, đau đầu hoặc nhức nửa đầu, khó thở, ngứa ngáy, mệt mỏi, các vấn đề về xoang, nghẹt mũi và nhảy mũi thường xuyên.

Giống như bất kỳ dị ứng nào, triệu chứng dị ứng với nấm mốc được kích hoạt bởi phản ứng miễn dịch của cơ thể. Khi hít phải bào tử nấm mốc nhỏ trong không khí, cơ thể sẽ nhận diện và phát triển các kháng thể gây dị ứng để chống lại.

Sau khi ngưng tiếp xúc, cơ thể vẫn tạo ra các kháng thể "ghi nhớ" để tiếp xúc lần sau với nấm mốc sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch. Có nhiều loại, nhưng chỉ một số loại nấm mốc gây dị ứng như alternaria, aspergillus, cladosporium và penicillium.

Nhóm người dễ bị dị ứng với nấm mốc

Rất đa dạng như nhóm người có tiền sử dị ứng nấm mốc. Người làm nghề tiếp xúc nhiều với nấm mốc như khai thác, chế biến gỗ, làm nhà kính, làm rượu vang và sửa chữa đồ nội thất… Những người sống trong môi trường có độ ẩm cao, thông gió kém như phòng tắm, nhà bếp và tầng hầm...

Dị ứng với nấm mốc gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự trong các loại dị ứng đường hô hấp trên. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, ngứa mắt, mũi và cổ họng, chảy nước mắt, khô da khô, bong vảy da…

Dị ứng nấm mốc có thể chỉ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như gây bệnh hen suyễn, ho, khò khè, khó thở, tức ngực, viêm xoang do nấm dị ứng. Dị ứng aspergillosis phế quản phổi. Viêm phổi quá mẫn, viêm xoang, viêm xoang do nấm dị ứng v..

Cách phòng ngừa nấm mốc

ü Có nhiều cách để giảm các vấn đề về mốc, nhưng quan trọng nhất là giảm độ ẩm mà có thể giúp mốc phát triển. Loại bỏ các vật dụng bị ảnh hưởng sau khi nguồn ẩm, chẳng hạn như rò rỉ đường ống hoặc rò rỉ nước ngầm.

ü Nên dùng máy hút ẩm ở nơi có mùi mốc hoặc ẩm ướt, duy trì độ ẩm dưới 50%.

ü Sử dụng máy điều hòa không khí và xem xét việc lắp đặt điều hòa trung tâm với bộ lọc không khí hạt hiệu quả cao (HEPA). Bộ lọc HEPA có thể bẫy các bào tử nấm mốc từ không khí ngoài trời trước khi chúng được lưu thông trong nhà.

ü Đảm bảo các phòng tắm đều được thông gió đúng cách, và chạy quạt thông gió trong khi tắm. Nếu không nên mở cửa sổ để thông gió.

ü Hạn chế nước ngấm vào trong nhà bằng cách loại bỏ lá và thảm thực vật xung quanh và thường xuyên làm sạch máng hứng và thoát nước mưa. Duy trì nhà ở lúc nào cũng khô ráo sạch sẽ…

Tác giả bài viết: BVQT Minh Anh

Tổng điểm nội dung là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá

  Ý kiến khác

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Bạn cần hỗ trợ?